Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ bị gãy xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy yếu tố nguy cơ loãng xương là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bài viết dưới đây để biết được các yếu tố nguy cơ gây loãng xương, để từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Loãng xương là gì?

Trước khi muốn biết vì sao loãng xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương do đâu thì bạn cần nắm rõ loãng xương là gì?

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của xương, dẫn đến làm giảm mật độ của xương, khiến cho xương bị giảm độ săn chắc và dễ bị gãy.

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi và phụ nữ mãn kinh. Lúc này xương rất dễ bị gãy và khó lành lại, cần phải mất rất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Những vị trí thường bị loãng xương và dễ xảy ra trường hợp gãy xương nhất như: cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, các đốt sống lưng và thắt lưng...

Loãng xương là một hiện tượng thoái hóa xương theo tự nhiên khi tuổi càng lớn thì xương khớp hoạt động càng kém nên dễ bị loãng xương. Bên cạnh đó thì lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cũng là trong những yếu tố nguy cơ loãng xương diễn ra nhanh hơn.

2. Những yếu tố nguy cơ loãng xương

Sự thiếu hụt canxi được xem là một trong những nguyên nhân loãng xương vì nó làm hạn chế khả năng hình thành mô xương mới cho cơ thể. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh hay suy giảm nội tiết tố testosterone ở nam giới cũng là một trong các nguyên nhân loãng xương, khiến xương dễ bị lão hóa hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây loãng xương sớm có thể kể đến như là:

2.1 Những yếu tố khách quan

Có những yếu tố nguy cơ loãng xương khách quan không thể thay đổi mà người bệnh buộc phải chấp nhận như là:

  • Độ tuổi: Mật độ xương đạt đến đỉnh điểm khi con người khoảng 30 tuổi. Lúc này thì xương mới sẽ hình thành chậm hơn, trong khi xương cũ sẽ bắt đầu thoái hóa. Bước vào độ tuổi 50 thì cơ thể chúng ta sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn bởi lúc này tốc độ thoái hóa xương diễn ra nhanh chóng và vượt qua tốc độ tạo xương mới.
  • Giới tính: Thông thường thì nam giới bị loãng xương ít hơn so với nữ giới. Bởi vì, trong giai đoạn mãn kinh thì xương của nữ giới sẽ yếu đi rất nhiều do bị thiếu hụt estrogen.
  • Tiền sử bệnh lý gia đình: Nếu trong gia đình có người thân bị loãng xương thì bạn sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người khác.
  • Thể trạng cơ thể: Những người có thể trạng thấp bé thường có khối lượng xương thấp, vì vậy nên tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn người khác.
  • Tai nạn: Việc bị tai nạn, chấn thương xương có thể dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt canxi và khiến cho người bệnh có nguy cơ bị loãng xương nhanh hơn người bình thường.

2.2 Do thói quen sinh hoạt

Ngoài các yếu tố nguy cơ loãng xương do khách quan ở trên thì thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây loãng xương, cụ thể là:

  • Chế độ ăn hàng ngày: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm giàu protein, natri hay chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,... đặc biệt là bị thiếu vitamin D và canxi, phốt pho, magie sẽ khiến cho bạn có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Ít vận động: Lười vận động, hoặc nằm và ngồi quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì thì cân nặng sẽ gây áp lực lên xương và các khớp lớn hơn so với người bình thường nên có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, gout, viêm khớp,...
  • Công việc: Những người làm công việc văn phòng, hoặc công việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều, ít có thời gian để vận động thì thường dễ mắc bệnh loãng xương.
  • Sử dụng steroid: Quá trình tái tạo xương mới cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng steroid trong thời gian dài. Vì vậy, nếu không phải bắt buộc thì hãy nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm ra những giải pháp điều trị thay thế khác.

2.3 Yếu tố bệnh lý

Một trong yếu tố nguy cơ gây loãng xương nữa đó chính là do mắc phải một số bệnh lý như là:

  • Mắc các bệnh đường tiêu hoá (dạ dày, ruột...) làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D và protid... làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Mắc các bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thận, tiểu đường...
  • Bị suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa và mất canxi qua đường tiết niệu.
  • Mắc các bệnh xương khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp...

3. Điều trị loãng xương

Đối với việc điều trị loãng xương thì tùy vào mức độ loãng xương, đối tượng cũng như những biến chứng mà việc điều trị cũng sẽ khác nhau.

Bệnh loãng xương tuy không thể chữa dứt điểm nhưng nếu thực hiện điều trị sớm và kết hợp với việc duy trì chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt đúng cách sẽ làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

3.1 Cách điều trị loãng xương không cần dùng thuốc

Đối với những trường hợp bị loãng xương được phát hiện sớm và ở mức độ nhẹ thì bạn có thể điều trị loãng xương mà không cần phải sử dụng thuốc bằng cách:

  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho, magie, thực phẩm giàu omega -3 như: Trứng, cá, sữa, thịt, các loại rau xanh và hoa quả tươi....
  • Không nên sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây loãng xương cao như: rượu, bia, cafein, thuốc lá, thuốc lào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, bơi lội, tập dưỡng sinh...
  • Phơi nắng và tập thể dục ngoài trời nhằm tăng cường bổ sung thêm vitamin D.
  • Để giảm sử tỳ đè lên cột sống và xương hông,... thì bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như nẹp, đai lưng,...
  • Nếu bị tăng cân và béo phì thì bạn nên tập luyện, có chế độ giảm cân hợp lý và khoa học để giảm áp lực lên xương và giúp cơ thể khỏe mạnh, săn chắc hơn.

3.2 Điều trị loãng xương bằng thuốc

Có thể bổ sung thêm canxi với liều lượng 500 - 1.500mg và Vitamin D với liều lượng 800 - 1.000 UI hàng ngày.

Trong trường hợp bệnh nặng thì ngoài phương pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc để làm giảm quá trình loãng xương như:

  • Nhóm thuốc Bisphosphonate hay Cholecalciferol 2.800UI,... nhằm làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương.
  • Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương thường sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế estrogen. Tuy nhiên thì cần trao đổi kỹ và cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích với bác sĩ vì liệu pháp thay thế estrogen sẽ có nguy cơ đi kèm.
  • Sử dụng thuốc vừa có tác dụng ức chế hủy xương và vừa làm tăng tái tạo xương như Strontium ranelate.
  • Trong một số trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp điều trị với các nhóm thuốc làm tăng quá trình đồng hóa như Deca Durabolin và Durabolin.

Loãng xương là một bệnh lý xương khớp thầm lặng, nên việc kiểm tra xương định kỳ là vô cùng quan trọng nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Vì thế, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau nhức xương khớp, cơn đau kéo dài, khó lành... thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc tiêm thuốc điều trị loãng xương khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích giúp bạn biết thêm về bệnh loãng xương và những yếu tố nguy cơ loãng xương, để từ đó có biện pháp phòng ngừa và có phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

712 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lezra
    Công dụng thuốc Lezra

    Thuốc Lezra được chỉ định điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh. Vậy cách sử dụng thuốc Lezra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm về tuổi tác và tính cách

    Tuổi tác và tính cách của một người có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy tính cách của bạn liệu có bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hay không? Trả lời nhanh 11 câu trắc nghiệm dưới đây ...

    Đọc thêm
  • suy giảm nồng độ estrogen
    Estrogen và nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ ở phụ nữ

    Tỷ lệ sa sút trí tuệ ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. Một số nhà nghiên cứu đã thấy rằng tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ ở phụ nữ cao hơn so với nam giới, với ...

    Đọc thêm
  • umkanas
    Công dụng thuốc Umkanas

    Thuốc Umkanas thuộc nhóm thuốc chống ung thư có thành phần chính là anastrozole. Thuốc thường được dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn sớm có thụ thể estrogen dương tính ở phụ nữ mãn kinh. Vậy thuốc ...

    Đọc thêm
  • dilonas
    Công dụng thuốc Dilonas

    Dilonas – thuốc điều trị ung thư kê đơn. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Dilonas, người dùng cần biết được một số thông tin về công dụng, liều dùng và đối tượng sử dụng để có được ...

    Đọc thêm