Ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể

Bị viêm khớp vảy nến là tình trạng bệnh lý viêm khớp nhưng có mối liên hệ mật thiết với một bệnh lý da liễu khác đó là bệnh vảy nến. Bị viêm khớp vảy nến có rất nhiều thể bệnh trên lâm sàng, có thể viêm khớp xuất hiện trước, sau khi vảy nến hoặc cả hai xuất hiện cùng lúc trên cơ thể bệnh nhân, vì vậy việc điều trị viêm khớp vảy nến cũng rất khác biệt đối với từng trường hợp cụ thể.

1. Viêm khớp vảy nến

Vảy nến là tình trạng bệnh lý da liễu khi da xuất hiện một số mảng dày, có màu đỏ hoặc trắng, đôi khi có màu bạc, gây cho bệnh nhân cảm giác ngứa rất nhiều. Trên những bệnh nhân bị vảy nến thì có nguy cơ dẫn đến một tình trạng khác đó là viêm khớp vảy nến. Đó là khi hệ miễn dịch của người bệnh gặp phải một tình trạng bất thường, gây tấn công lên những tế bào ở các khớp, khiến các khớp trong cơ thể co cứng, sưng và đau nên được gọi là viêm khớp vảy nến. Những bệnh nhân sau khi bị vảy nến thì có thể gặp phải tình trạng viêm khớp ngay sau đó. hoặc cả 2 bệnh lý này đồng thời xuất hiện và cũng có thể viêm khớp có trước những tổn thương da trên bệnh nhân.

Về nguyên nhân, viêm khớp vảy nến cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo một số nghiên cứu và thống kê trên thế giới thì với những người bị viêm khớp vảy nến thì trong gia đình thường có các thành viên gặp phải những vấn đề bất thường về khớp hoặc về da. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng những bệnh nhân khi nhiễm Streptococcus khi bị viêm họng cũng có thể bị viêm khớp vảy nến sau đó.

Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp vảy nến được giải thích như sau: khi cơ thể đứng trước tình trạng gia tăng tốc độ chu chuyển của hệ thống da thì khiến da bị sừng hóa và dẫn đến làm mỏng da rất nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc bắt đầu một tình trạng viêm nhiễm, gồm nhiều thành phần tham gia như tế bào lympho T, tế bào cytokine cũng như một số yếu tố tăng trưởng mạch máu ở hệ thống da, các khớp và điểm bám tận. Bệnh có liên hệ với hệ thống kháng nguyên trong cơ thể người bao gồm HLA B27, HLA B38, HLS B39..., một số tế bào miễn dịch như Lympho T, tế bào đơn nhân và đại thực bào... Những yếu tố khác như nhiễm trùng, chấn thương... cũng dẫn đến tình trạng viêm khớp vảy nến trên bệnh nhân.

Một số dấu hiệu lâm sàng giúp bệnh nhân có thể nghi ngờ đến bệnh viêm khớp vảy nến, thăm khám và điều trị sớm đó là:

  • Ngón tay, ngón chân bị cứng, sưng nề, đau
  • Đau các khớp
  • Xuất hiện những mảng da đỏ khô kèm những vảy màu trắng bạc
  • Vết lõm ở móng tay
  • Móng tay bong vọp
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau, đỏ mắt là dấu hiệu của tình trạng viêm kết mạc hay viêm màng bồ đào
  • Đau lưng, đau gót chân
  • Viêm gân gót, viêm gân bám...
  • Bệnh lý van tim
Móng tay lõm
Vết lõm ở móng tay là dấu hiệu nghi ngờ đến bệnh viêm khớp vảy nến

2. Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?

Viêm khớp vảy nến thường gây ảnh hưởng lên rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, cụ thể như sau:

  • Hệ thống da, tóc và móng

Xuất hiện các dấu hiệu như sần sùi da, mảng đỏ trên da, móng bắt đầu dày lên... Những triệu chứng này được giải thích là do cơ thể xuất hiện cơ chế chữa lành những vết thương do tốc độ vòng đời các tế bào da tăng lên khiến lớp da mới được đẩy lên rất nhiều, do đó tạo nên những mảng da sần sùi, gây ngứa cho bệnh nhân. Một thời gian sau đó thì da có thể trở nên ẩm hơn, đỏ dần vì những mạch máu bị giãn ra trong quá trình điều chỉnh này.

  • Hệ thống cơ xương khớp

Viêm khớp vảy nến có thể được xem là một bệnh tự miễn của cơ thể, vì vậy cơ thể bệnh nhân có xu hướng nhận diện nhầm những tế bào trong cơ thể là những kháng nguyên, thực hiện quá trình tấn công những tế bào này gây ra tình trạng viêm khớp, đau cứng khớp khiến việc di chuyển và vận động của bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn.

viêm khớp
Việc di chuyển và vận động của bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn

  • Hệ miễn dịch

Khi bị viêm khớp vảy nến thì cơ thể tự miễn dịch và tấn công chính những tế bào trong cơ thể của mình, cụ thể là những tế bào ở khớp, gân, điểm bám các gân cũng như dây chằng ở các khớp.

  • Hệ thống mắt và thị lực

Một số bệnh lý có thể mắc phải khi bị viêm khớp vảy nến đó là viêm màng bồ đào, viêm những tổ chức bên trong và xung quanh mắt. Nếu những tình trạng bệnh lý nhãn khoa trên không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây giảm hoặc mất thị lực cho bệnh nhân

  • Hệ tiêu hóa

Các bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp phải trên nền viêm khớp vảy nến đó là viêm ruột, viêm đại tràng hay bệnh Crohn gây ra tình trạng tiêu chảy và một số bất thường hệ tiêu hóa khác.

  • Hệ hô hấp

Viêm phổi mô kẽ là một tình trạng bệnh lý thứ phát sau viêm khớp vảy nến do tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể gây ảnh hướng đến phổi, các triệu chứng nghi ngờ trên lâm sàng như ho, mệt mỏi...

  • Hệ tuần hoàn

Tình trạng viêm khớp vảy nến kéo dài, tiến triển thành mãn tính có thể dẫn đến hiện tượng làm dày và xơ cứng thành mạch, là nguyên nhân gây ra bệnh lý đau tim cũng như đột quỵ não.

3. Điều trị viêm khớp vảy nến

Steroids là gì
Giữ cân nặng ở mức phù hợp, tránh tình trạng béo phì hay thiếu cân

Viêm khớp vảy nến không có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn mà chỉ điều trị nâng đỡ, làm thuyên giảm một số triệu chứng trên lâm sàng, ngăn ngừa những tổn thương và biến chứng không mong muốn.

Một số phương pháp điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến đó là:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm NSAIDS giúp giảm đau, giảm thiểu những triệu chứng trên hệ thống da, móng và khớp
  • Thuốc tiêm Steroid để giảm viêm tức thời
  • Phẫu thuật thay khớp

Một số lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày mà bệnh nhân cần thay đổi để cải thiện tình trạng bệnh lý đó là:

  • Sinh hoạt, lao động phù hợp sức khỏe bản thân
  • Giữ cân nặng ở mức phù hợp, tránh tình trạng béo phì hay thiếu cân
  • Luyện tập thể dục thường xuyên
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
  • Có thể tập vật lý trị liệu trong trường hợp cần thiết

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, từ da tóc móng đến hệ cơ xương khớp và những cơ quan khác. Mặc dù không có điều trị viêm khớp vảy nến một cách hoàn toàn và triệt để những người bệnh vẫn có thể giảm thiểu những triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách kiểm soát những triệu chứng đó theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì những thói quen sống lành mạnh mỗi ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

768 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Enbrel
    Tác dụng của thuốc Enbrel

    Thuốc Enbrel được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Etanercept. Thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm khớp tiến triển của người bệnh viêm khớp vảy nến.

    Đọc thêm
  • Skyrizi
    Tác dụng của thuốc Skyrizi

    Thuốc Skyrizi là chất đối kháng interleukin-23. Đây là loại thuốc được kê đơn để điều trị viêm khớp vảy nến thể hoạt động, bệnh vẩy nến mảng mức độ trung bình đến mức độ nặng ở người trường thành. ...

    Đọc thêm
  • Kafencort
    Công dụng thuốc Kafencort

    Kafencort thuộc nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố, được sử dụng trong các trường hợp bệnh cơ xương khớp. Tham khảo cách dùng Kafencort thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của thuốc.

    Đọc thêm
  • v
    Công dụng thuốc Cadidexmin

    Cadidexmin thuộc nhóm thuốc hỗ trợ chống dị ứng và những trường hợp mẫn cảm khá phổ biến. Muốn hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, bệnh nhân hãy tham khảo bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Tulextam
    Công dụng thuốc Tulextam

    Thuốc Tulextam tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm da cơ toàn thân... Cùng tìm hiểu về các ...

    Đọc thêm