Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Cây cổ bình hay còn được gọi là cây mũi mác, cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây cổ bình là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích. Vậy cây cổ bình chữa bệnh gì?

1. Đặc điểm cây cổ bình

Cây cổ bình hay còn được gọi với nhiều các tên khác nhau có thể kể đến như cây mũi mác, cây cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây nhỡ hóa gỗ ở gốc cao chừng 0,5-2 mét. Thân cành ba cạnh và trên các cạnh có vài lông cứng. Lá một lá chét có hai mũi nhọn cong thành hình kim ở gốc của những lá chét. Lá chét cổ bình có hình ba cạnh, cụt, dài và hình tim ở gốc, lá kèm hình ba cạnh nhọn và dạng vẩy. Cụm hoa cổ bình mọc ở nách hay ở ngọn thành chùm làm thành một chùy ở ngọn. Hoa cổ bình có màu hồng, xếp tư 1-2 cái. Đài nhẵn chia làm 4 thùy. Cánh cờ hình mắt chim, cánh bên hình trái xoan ngược, cánh thìa nhỏ hình mỏ cong. Nhị hoa cổ binh một bó, bầu có lông mềm, quả thẳng có lông màu tro mềm hơi cong ở các mép và chia thành 6-8 đốt. Mùa hoa cổ bình thường nổ rộ vào tháng 6-9 hàng năm.

Tại Việt Nam, cây cổ bình mọc hoang dại phổ biến trên các đồi sim và đồi cỏ khắc mọi nơi. Bên cạnh đó, cây cổ bình còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc. Người ta thu hái toàn cây vào mùa thu và mùa hạ. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm dược liệu.

cây cổ bình chữa bệnh gì
Giải đáp cây cổ bình chữa bệnh gì?

2. Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Trong cây cổ bình có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như cumarin, hợp chất phenol acid hữu cơ và tanin. Từ những thành phần hóa học đó, cây cổ bình đem lại những tác dụng như:

  • Hầu như cây thuốc cổ bình chưa thấy ghi trong những tài liệu cổ mà chỉ thấy trong nhân dân người ta sử dụng cổ bình với tính chất như một vị thuốc có vị đắng, tính mát và có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích.
  • Trẻ con tiêu hóa kém, cam tích: sử dụng riêng hoặc phối hợp với cam thảo, bạch mao căn. Tán bột tất cả và pha uống, ngày sử dụng 10-20 gram dưới dạng thuốc sắc.
  • Chữa phế ung trong trường hợp ho có đờm xanh: ngày sử dụng 10-15 gram dưới dạng thuốc sắc, sử dụng riêng hay phối hợp với xạ can và qua lâu.

Ngoài ra, cây cổ bình còn được sử dụng điều trị viêm thận, viêm gan, thủy thũng, viêm ruộtđi ngoài phân lỏng.

Tóm lại, cây cổ bình hay còn được gọi là cây mũi mác, cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây cổ bình là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn và có liệu trình điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan