Cây khổ sâm có tác dụng gì khi chữa rối loạn nhịp tim?

Trong Đông y, khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim. Khổ sâm giúp hạ thấp nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền của tim và làm giảm tính kích thích của cơ tim. Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc rằng cây khổ sâm có tác dụng gì trong điều trị chứng rối loạn nhịp tim?

1. Cây khổ sâm là cây gì?

Khổ sâm Bắc còn được biết với tên gọi khác là Sâm đắng. Cây khổ sâm được chia làm 2 loại cây: cây khổ sâm cho lá và cây khổ sâm cho rễ. Cách gọi như vậy dựa vào thành phần cây thuốc được sử dụng chính, đó là lá của cây khổ sâm cho lá và thành phần rễ của cây khổ sâm cho rễ.

  • Cây khổ sâm cho lá là loại cây nhỏ có chiều cao cây khoảng 1m. Lá cây có hình mũi mác mọc so le nhau, đôi lúc có thể mọc thành vòng từ 3 lá đến 4 lá với nhau. Cả hai mặt lá đều nhiều lông. Hoa của cây mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá thành cụm. Quả màu đỏ với lông trắng và mùa thu quả trong năm từ tháng 5 đến tháng 8. Cây khổ sâm cho lá được trồng phổ biến ở nước ta do cây hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, đặc biệt cây phát triển tốt ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
  • Khổ sâm cho rễ có chiều cao ngang với loại cây cho lá. Lá của cây khổ sâm này tương đối giống lá của cây phan tả diệp với đặc điểm lá kép có lông mọc so le nhau. Hoa của cây có màu vàng nhạt, mọc dọc theo chiều dài cây. Quả cây hình cầu, màu đen, có đầu thuôn dài. Loại khổ sâm cho rễ thường được trồng nhiều ở nước Trung Quốc và hiện nay cũng đang được đưa về trồng ở các tỉnh phía bắc nước ta.

2. Cây khổ sâm có tác dụng gì trong bệnh rối loạn nhịp tim

Khổ sâm có tác dụng gì trong điều trị các bệnh lý, đặc biệt trong bệnh lý tim mạch có rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào loại khổ sâm, vì mỗi dược liệu lại có tính vị khác nhau và mang các tác dụng khác nhau.

2.1. Tác dụng chung của khổ sâm

Ngoài tác dụng trị bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, cây khổ sâm còn giúp ổn định tính sinh học của nhịp tim nhờ các cơ chế hoạt động sau đây:

  • Giảm tính kích thích của tế bào cơ tim, thần kinh tim.
  • Điều hòa nồng độ các chất ion tại tế bào cơ tim.
  • Giúp thư giãn các mạch máu và giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Đặc biệt hơn, khổ sâm không gây những tác dụng bất lợi như hạ nhịp tim quá mức, loạn nhịp tim nặng hay co thắt phế quản như các thuốc nhóm chẹn beta. Sử dụng khổ sâm đáp ứng tốt với nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim, từ rối loạn thần kinh tim, có rối loạn lo âu hay bệnh nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân.

2.2. Tác dụng của lá cây khổ sâm

Lá khổ sâm có công dụng chống các gốc oxy hóa, tính kháng viêm, giảm đau, chống triệu chứng dị ứng, long đờm, bổ phế, làm giảm các triệu chứng của hen suyễn, ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn bao gồm liên cầu nhóm B, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và một số loại nấm.

Trong tim mạch, lá khổ sâm có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu, lá cây khổ sâm có hiệu quả hỗ trợ cải thiện những vấn đề ở hệ tim mạch do các tác dụng sau đây:

  • Giúp gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
  • Hạn chế sự hình thành những mảng xơ vữa có trong lòng động mạch, giúp hạ mỡ máu.
  • Làm giảm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim.

2.3. Tác dụng của rễ cây khổ sâm

Cây khổ sâm chữa bệnh gì, hiệu quả tác dụng của thành phần rễ cây khổ sâm này trong nhiều bệnh lý khác nhau và tác dụng tốt trong chữa rối loạn nhịp tim nhờ các hoạt chất được tìm thấy.

  • Các nhà khoa học nghiên cứu thấy rễ củ của cây khổ sâm bắc có chứa nhiều các hoạt chất quinon, alkaloid, dược chất flavonoid và saponin triterpenoid. Trong đó có ba hoạt chất alkaloid chính là oxymatrine, matrine, sophocarpine có tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ tim, giúp ổn định nhịp tim một cách hiệu quả.
  • Hoạt chất matrine có trong rễ cây khổ sâm công dụng làm tăng thời gian dẫn truyền của tim, tác dụng điều hòa, cân bằng nồng độ các chất điện giải trong ngưỡng an toàn. Khi sự cân bằng nồng độ điện giải natri, kali, canxi được duy trì sẽ làm ổn định nhịp tim vì nếu có rối loạn chất điện giải có nguy cơ dẫn đến các ngoại tâm thu.
  • Hoạt chất D-matrine chứa trong rễ khổ sâm còn có tác dụng giúp chống lại những phản ứng gây rối loạn nhịp tim và làm tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giả nhịp tim. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra chính dược chất matrine có trong Khổ sâm tác dụng ổn định nhịp tim thông qua cơ chế ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, làm giảm tính kích thích cơ tim (tác động tương tự hiệu quả của nhóm chẹn beta giao cảm) bảo vệ cơ tim và phòng ngừa suy tim. Dùng rễ cây khổ sâm rất hiệu quả trên người bệnh có rối loạn ngoại tâm thu thất do rối loạn chất điện giải hay do biến chứng sau khi nhồi máu cơ tim.
  • Hoạt chất khác là oxymatrine cũng được nghiên cứu phát hiện tác dụng chống loạn nhịp tim do ức chế đáng kể các kênh ion Canxi và Natri, giảm tần suất xuất hiện và mức độ của những cơn rối loạn nhịp thất, giảm tỷ lệ người bệnh tử vong.
  • Hoạt chất sophocarpine trong rễ cây ức chế các kênh Natri, Canxi, điều hướng dòng ion Kali, nhờ đó làm chậm quá trình dẫn truyền của điện tim. Những nhà nghiên cứu cho thấy tác dụng ức chế kênh ion ở tế bào cơ tim của sophocarpine tương tự như chất amiodarone tác dụng chống loạn nhịp tim nhóm III. Hoạt chất này được coi như là một thuốc chống loạn nhịp tiềm năng.
  • Các hoạt chất kurarinone, vexibinol được chiết xuất từ rễ cây khổ sâm có tác dụng giãn mạch, ức chế sự co thắt mạch máu gây ra bởi chất dị ứng histamin và serotonin. Tác dụng này có được nhờ khổ sâm ức chế dòng ion Ca 2+ qua kênh Ca 2+ phụ thuộc hiệu điện thế Do đó, khổ sâm giúp tăng lượng máu đến tim cải thiện chứng tim đập nhanh do tổn thương tim hoặc những bệnh lý tim mạch gây giảm lượng máu đến tim.

Ngoài ra, rễ khổ sâm còn giúp tăng số lượng bạch cầu, phòng ngừa bệnh máu trắng, ức chế sự kết tập của các tế bào mastocyte điều trị các trường hợp dị ứng hoặc bệnh lý viêm da tiếp xúc.

3. Một số lưu ý khi sử dụng cây khổ sâm

Khổ sâm có tác dụng rất tốt cả trong điều trị bệnh lý tim mạch nhưng để đảm bảo an toàn hiệu quả, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Các thuốc Tây y tác dụng làm ổn định nhịp tim thường được sử dụng khi bệnh rối loạn nhịp gây nguy hiểm đến tính mạng hay những triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên.
  • Người bệnh rối loạn nhịp tim phải được thăm khám bằng các kĩ thuật hiện đại, tuân thủ dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc đông y và thuốc nam nói chung và vị thuốc khổ sâm nói riêng có tác dụng duy trì hỗ trợ bệnh. Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần các thuốc Tây y hiệu quả nhanh và các phương pháp can thiệp từ nội, ngoại khoa như cấy máy khử rung tim, đốt điện tim...
  • Trong Đông y, khổ sâm thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác như hoàng đằng, đan sâm để tăng hiệu quả điều trị các rối loạn nhịp tim. Hoặc Khổ sâm có thể kết hợp cùng một số hoạt chất tác dụng hỗ trợ sự ổn định nhịp tim như magie, L-carnitine, dầu cá.
  • Không sử dụng vị thuốc đan sâm cho người có tỳ vị hư hàn hoặc đang trong tình trạng suy nhược, táo bón.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, việc quá liều có thể gây ra phản ứng đau nhức đầu, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn.
  • Lá khổ sâm không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Không kết hợp dùng khổ sâm với các vị thuốc thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô.

Khổ sâm là tên gọi chung của một loại dược liệu đông y mà trong đó có hai thành phần rễ và lá với những công dụng khác nhau. Trong các dược chất trong cây khổ sâm có hợp chất tác dụng rất tốt trong ổn định nhịp tim chữa rối loạn nhịp tim. Để tránh các phản ứng xấu có thể xảy ra, trước khi sử dụng cây khổ sâm chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều dùng, cách sử dụng và sự kết hợp thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan