Trang chủ Bệnh Viêm màng ối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm màng ối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Viêm màng ối

Viêm màng ối là gì?

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm khuẩn màng túi ối hay lớp màng bao quanh thai nhi trong tử cung. Mặc dù tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng 2% số ca sinh ra nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi

Nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ là một hậu quả được quan tâm hơn cả khi bà mẹ có viêm màng ối có khoảng 95-97% trẻ sơ sinh bị nhiễm liên cầu nhóm B, một chủng vi khuẩn tìm thấy trong viêm màng ối.

Nguyên nhân bệnh Viêm màng ối

Nguyên nhân viêm màng ối thường do vi khuẩn từ dưới âm đạo xâm nhập hệ thống phòng vệ bình thường của tử cung, các vi khuẩn thường gặp là liên cầu nhóm B và E.coli

Bên cạnh đó, viêm màng ối còn có thể do nhiễm trùng qua đường máu và thường do vi khuẩn Listeria monocytogenes

Chuyển dạ kéo dài sau khi màng ối vỡ làm tăng tỉ lệ sản phụ bị viêm màng ối, tuy nhiên nguy cơ phổ biến nhất vẫn là do sinh non

Triệu chứng bệnh Viêm màng ối

Dấu hiệu của viêm màng ối xuất hiện trong chuyển dạ gồm có:

  • Sốt cao trên 38°C

  • Đổ mồ hôi hoặc lạnh

  • Tim thai và mẹ tăng nhanh

  • Co thắt tử cung nhẹ, đau tử cung, rỉ ối

  • Nước ối có mùi bất thường

Nếu viêm màng ối khi mang thai thì có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm màng ối

  • Chỉ có khoảng 1-2% phụ nữ mang thai bị viêm màng ối và tập trung ở 6 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai phụ mang thai 3 tháng đầu bị viêm màng ối và biến chứng thường nguy hiểm hơn, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé

  • Mẹ có tiền sử nhiễm trùng ối là đối tượng nguy cơ viêm màng ối cao

  • Phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo điều trị không triệt để

  • Sản phụ vỡ ối non, vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài

Phòng ngừa bệnh Viêm màng ối

Viêm màng ối có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thoáng mát

  • Điều trị triệt để viêm nhiễm âm đạo trước khi quyết định mang thai

  • Nếu mẹ có nguy cơ sinh non cao, cần được sàng lọc nhiễm khuẩn âm đạo vào cuối 3 tháng giữa thai kỳ để phát hiện và điều trị sớm

  • Khi chuyển dạ, bác sĩ cần hạn chế số lần kiểm tra âm đạo trong chuyển dạ, đặc biệt là chuyển dạ sớm

  • Nếu thấy vùng kín thường xuyên ẩm ướt, nên đi khám hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nếu nghi ngờ cần theo dõi liên tục kèm với siêu âm khối lượng nước ối và lấy dịch ối kiểm tra xem có phải rỉ ối hay không

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm màng ối

Chẩn đoán viêm màng ối cần dựa vào những biểu hiện sau:

  • Mẹ sốt cao, có thể đổ mồ hôi hoặc rét run

  • Nước ối có màu xanh lẫn mủ, mùi hôi khó chịu

  • Nhịp tim của cả mẹ và thai đều tăng

  • Từ cung co thắt nhẹ hoặc đau, có thể không còn màng ối trong trường hợp vỡ ối

Nếu nghi ngờ viêm màng ối trước chuyển dạ, bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng qua chọc lấy dịch ối kiểm tra, nếu cấy dịch ối tìm thấy vi khuẩn nhiễm trùng hay xét nghiệm bạch cầu máu ngoại vi cao, CRP(+) cũng là cơ sở cho chẩn đoán viêm màng ối

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm màng ối

Điều trị viêm màng ối cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

  • Khám chuyên khoa sớm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ để được điều trị kịp thời

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng viêm nhiễm như đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc

  • Một số trường hợp nặng và khẩn cấp bác sĩ có thể cho mẹ chấm dứt thai kì ngay lập tức để bảo đảm tính mạng cho cả mẹ và con

  • Sử dụng kháng sinh điều trị theo kết quả kháng sinh đồ

  • Đối với thai phụ sinh mổ, sử dụng kháng sinh cần bao phủ thêm vi khuẩn kỵ khí vì đó là nguyên nhân chủ yếu trong biến chứng viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp