Trang chủ Bệnh Thống kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Thống kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Thống kinh

Đối với phụ nữ, hàng tháng có hiện tượng hành kinh được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trứng không được thụ tinh và xuất ra ngoài âm đạo dẫn tới hiện tượng chảy máu kinh.

Thống kinh là hiện tượng tử cung phải co bóp để tống máu ra ngoài, do đó trong quá trình hành kinh, phần lớn người phụ nữ sẽ cảm thấy tức phần bụng dưới, thi thoảng nhói đau, mệt mỏi, tuy nhiên vẫn có thể sinh hoạt. làm việc và học tập bình thường. Trong trường hợp, vượt quá sức chịu đựng, đau dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống thì được gọi là thống kinh. Phần lớn phụ nữ khi mắc thống kinh đều cam chịu và không đi khám bác sĩ chuyên khoa.    

Để tìm hiểu thống kinh là gìthống kinh có nguy hiểm không, chúng ta hãy đi lần lượt nguyên nhân đến các biện pháp điều trị.

Nguyên nhân bệnh Thống kinh

Hiện nay, người ta chia thống kinh gồm 2 dạng với các nguyên nhân khác nhau:

  • Thống kinh vô căn hay còn gọi là thống kinh nguyên phát: Nguyên nhân do căng thẳng ở các lần hành kinh đầu tiên của tuổi dậy thì, khi chưa hiểu rõ về hành kinh dẫn tới hiện tượng thống kinh với các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, người ta thấy rằng, chất prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung là nguyên nhân gây kích thích các cơ trơn tại tử cung và ruột non khiến nữ giới ở độ tuổi dậy thì đau bụng kinh. Tuy nhiên, chưa tìm thấy nguyên nhân về mặt bệnh lý nào gây ra tình trạng này.    

  • Thống kinh thứ phát (hay còn gọi là thống kinh có nguyên nhân): nguyên nhân của loại thống kinh này là do vấn đề bệnh lý gây ra. Thường gặp trong các bệnh ở tử cung (viêm tử cung, u xơ tử cung, tình trạng dính nội mạc tử cung…) hay nang buồng trứng và thậm chí là vòng tránh thai đặt sai vị trí.  Tuy nhiên, đặc điểm chung của thống kinh thứ phát do mọi nguyên nhân đều do gia tăng lượng prostaglandin.

Triệu chứng bệnh Thống kinh

Triệu chứng thống kinh nguyên phát

Cơn đau thường xuất hiện trước khi xuất hiện kinh từ vài giờ hoặc ngay khi thấy kinh và kéo dài đến vài ngày với các triệu chứng như sau:

  • Đau theo từng cơn

  • Đau tại vị trí bụng dưới

  • Đau kiểu co rút bụng dưới

  • Hướng của cơn đau lan tới ra sau lưng và mặt bên trong của đùi

  • Ngoài ra, có thể kèm theo một số triệu chứng khác  như đau đầu, sốt, tiêu chảy, buồn nôn ...

Triệu chứng thống kinh thứ phát  

Về triệu chứng đau bụng của thống kinh thứ phát tương tự như thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện đau bụng kéo dài hơn, có thể có trước khi kinh xuất hiện từ một tuần cho đến khi đã hết kinh rồi mà vẫn còn đau bụng. Và triệu chứng này không xuất hiện một lần mà có thể xuất hiện nhiều lần trong một tháng.  Trong trường hợp sử dụng các thuốc giảm đau mà vẫn không đỡ kèm theo các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt như đa kinh, rong kinh, vô kinh … thì người phụ nữ không nên chủ quan trước những triệu chứng này. Cần đi khám chuyên khoa sớm trước khi tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

Đường lây truyền bệnh Thống kinh

Bệnh thống kinh không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Thống kinh

Thống kinh nguyên phát

Phần lớn phụ nữ đều đã từng trải qua thống kinh nguyên phát. Thường thống kinh nguyên phát gặp ở phụ nữ ở độ tuổi dậy thì cho đến dưới 30 tuổi, tuy nhiên có một số trường gặp có thể gặp ở độ tuổi mãn kinh.   

Thống kinh thứ phát

Thống kinh thứ phát xuất hiện ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên cho đến 40 tuổi, sau nhiều năm không xuất hiện thống kinh.  

Phòng ngừa bệnh Thống kinh

Thống kinh vô căn là hiện tượng mà phần lớn phụ nữ đã từng gặp phải, khi đã hết kinh nguyệt, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần mà không cần phải can thiệp điều trị gì. Sau khi trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ đã thích nghi và làm quen dần với những khó chịu mà thống kinh vô căn gây ra. Nhưng ở một số ít phụ nữ có thể trạng nhạy cảm, dẫn tới cơn đau ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày.

Đối với các trường hợp lần đầu tiên có kinh nguyệt, cần được người chăm sóc như bà, mẹ, cô giáo, chị gái… giải thích cặn kẽ về kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể và không phải là bệnh. Khi đã được tư vấn chính xác, đầy đủ và động viên an ủi từ người thân, các bạn gái sẽ đỡ lo lắng, chấp nhận tình trạng của cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân khi có kinh nguyệt.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thống kinh

Đối với các trường hợp thống kinh nguyên phát hay thứ phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ đều được khuyến cáo nên tới cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám bệnh (Phụ khoa hay sản khoa) và chẩn đoán nguyên nhân bằng các xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm ổ bụng, nội soi tử cung, … dựa vào các kết quả xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị bệnh Thống kinh

Chế độ chăm sóc

Để hạn chế cơn đau, có rất nhiều cách đơn giản mà người phụ nữ có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Thường xuyên tập thể dục như chạy bộ/đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu...làm giảm lượng hormone estrogen → giảm triệu chứng đau bụng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng, khi phụ nữ tập thể thao thường xuyên thì tình trạng đau thống kinh ít hơn so với người phụ nữ ít tập hoặc không tập.

  • Chườm nóng vùng bụng dưới hoặc tắm bằng nước ấm làm giảm co thắt tử cung để giảm đau.

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm các chất như kẽm, magie, Omega 3, các loại vitamin nhóm B và nhóm E (B1, B6, vitamin E).

  • Không sử dụng các chất gây kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá.

  • Châm cứu bấm huyệt, mát xa… có tác dụng thư giãn → giảm đau.   

Điều trị thuốc

  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm non-steroid thường được sử dụng trước hoặc ngay sau khi xuất hiện kinh và uống trong vòng từ 2 đến 3 ngày là ibuprofen, naproxen… có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin → giảm co thắt tử cung → giảm đau. Ngoài ra có thể sử dụng paracetamol 500 mg để giảm đau trong trường hợp đau thống kinh ở mức độ nhẹ, tuy nhiên, thuốc này không có tác dụng ức chế sản xuất chất prostaglandin.

  • Thuốc tránh thai có tác dụng làm giảm sự co thắt của tử cung, ức chế rụng trứng và giảm prostaglandin trong máu → làm giảm đau khi hành kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi sử dụng thuốc tránh thai, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn khám và tư vấn sử dụng thuốc.

  • Thảo dược: trên thị trường hiện nay có một số loại thảo dưới có tác dụng giảm đau do thống kinh như viên ích mẫu. Với thành phần chính gồm 3 loại thảo dược quý như ích mẫu, củ ấu và ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, giảm đau bụng khi hành kinh... và giá cả hợp lý, sử dụng thuận tiện. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên uống trước khi hành kinh từ 2 đến 3 ngày với 3 lần/ngày, mỗi lần từ 1 đến 2 viên.  

Điều trị bệnh

Đối với các trường hợp thống kinh nguyên phát do các bệnh lý gây ra, phụ nữ cần được khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị điều trị căn nguyên.

Xem thêm:

 

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp