Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung các loại bệnh do virus gây ra với biểu hiện chính là sốt. Không giống như các bệnh nhiễm khuẩn với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn nên phương pháp điều trị chính là dùng kháng sinh, thì kháng sinh lại không có hiệu lực với bệnh nhiễm virus như sốt siêu vi.
Sốt siêu vi phổ biến nhất là bệnh cúm theo mùa hay cúm, tuy nhiên ngoài ra trẻ em vẫn dễ mắc các bệnh ở trường hợp nhẹ
Sốt siêu vi diễn tiến trong vòng 7-10 ngày và sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu điều trị tích cực nhưng không thể chủ quan vì có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh Sốt siêu vi
-
Sốt siêu vi nguyên nhân chủ yếu là do các loại virus khác nhau, trong đó có các loại virus điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Những tác nhân này có thể gây nên nhiều loại sốt siêu vi khác nhau.
-
Thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng ẩm là thời điểm lưu hành phổ biến nhất của sốt siêu vi ở trẻ em
Triệu chứng bệnh Sốt siêu vi
Sốt siêu vi ở trẻ có triệu chứng khá giống với các bệnh thông thường cũng như có sự tương đồng về biểu hiện ở các ca lâm sàng khác nhau trong giai đoạn ủ bệnh như:
-
Mệt mỏi, đau nhức và tiến tới sốt
-
Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C), tần suất liên tục hay ngắt quãng
-
Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo do sốt siêu vi bội nhiễm có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, nhức đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da
-
Trong giai đoạn mới chớm sốt siêu vi, triệu chứng biểu hiện ra có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Ở giai đoạn toàn phát của bệnh, sốt siêu vi có thể mang những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê đều là những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Đặc biệt cần lưu ý đến một số triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ mà cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:
-
Sốt cao liên tục trên 2 ngày có kèm theo chân tay run rẩy bất thường
-
Nổi ban toàn thân
-
Đau bụng hay nôn ói
-
Đi ngoài thấy phân đen hoặc lẫn máu
-
Thường xuyên giật mình, hoảng hốt
Đường lây truyền bệnh Sốt siêu vi
-
Sốt siêu vi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa thông qua các hoạt động như giao tiếp hay ăn uống.
-
Từ môi trường hằng ngày, người lành sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân do dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi vì thế có thể bùng phát thành dịch
-
Những vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang hay đồ chơi trẻ em có thể là nguồn chứa virus gây bệnh trong cộng đồng
-
Ngoài ra, một số ít virus có thể lây truyền qua đường máu bằng hoạt động tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay đường mẹ sang con
Đối tượng nguy cơ bệnh Sốt siêu vi
Nguyên nhân của sốt siêu vi là do virus nên tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải bệnh. Tuy nhiên, sốt siêu vi ở trẻ em là phổ biến hơn cả vì đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng chưa tốt và chậm thích nghi với điều kiện thời tiết giao mùa mang nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh Sốt siêu vi
Ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, có thể cho trẻ tiêm ngừa hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Trong đời sống hằng ngày cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ như:
-
Có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp trẻ phát triển và nâng cao hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn virus lây lan, không để trẻ cho đồ chơi vào miệng
-
Vệ sinh nhà cửa và môi trường giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
-
Cách ly trẻ khỏi người bệnh hết mức có thể đặc biệt là những người trong gia đình đang bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sốt siêu vi
Chẩn đoán sốt siêu vi thường dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, tuy nhiên có thể nghi ngờ khi trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
-
Cảm lạnh, ho, viêm họng, chảy mũi hay nghẹt mũi
-
Đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi
-
Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
Các biện pháp điều trị bệnh Sốt siêu vi
-
Biện pháp chính để điều trị sốt siêu vi hoặc cúm do virus là điều trị triệu chứng vì không có loại thuốc nào có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm virus.
-
Tuy nhiên, điều trị triệu chứng như ho, cảm lạnh, sốt có thể giúp bệnh nhân khỏe hơn và ngăn chặn việc phát triển biến chứng
Xem thêm:
- Sốt siêu vi là gì và lây qua đường nào?
- Dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và biện pháp phòng ngừa
- Sốt siêu vi ở người lớn kéo dài mấy ngày thì khỏi? Có cần đi viện không?
- Bị ho nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Có thể uống nước ép bưởi khi đang dùng thuốc simvastatin không?
- Chảy máu sau nhổ răng – Nguyên nhân và xử trí
- Viêm cơ, áp xe cơ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Phải làm sao khi vết mổ sưng lồi thịt?
- Đau đầu mỗi lần sốt, giật nhói và co giật cơ đùi bắp tay sát xương sườn là dấu hiệu bệnh gì?
- Nguyên nhân màu và mùi phân trẻ sơ sinh bất thường là gì?
- Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?
- Bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ em
- Trẻ sốt cao tay chân lạnh phải làm sao?