Trang chủ Bệnh Lichen xơ hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Lichen xơ hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Lichen xơ hóa

Lichen xơ hóa, hay còn có tên gọi là bệnh bạch biến âm đạo hoặc vết trắng âm đạo, là một bệnh lý da không phổ biến. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục và hậu môn. Nó thường xảy ra ở âm hộ (môi ngoài âm đạo) của phụ nữ. Đàn ông có thể bị ở quy đầu. Đôi khi, xơ hóa lichen còn có thể xuất hiện ở nửa trên của cơ thể, như ngực và cánh tay.

Bệnh xơ hóa lichen  phổ biến nhất ở phụ nữ. Nam giới và trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và ở nam giới có độ tuổi từ 40-60. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho người bị bệnh.

Nguyên nhân bệnh Lichen xơ hóa

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lichen hóa này. Một số chuyên gia tin rằng, do hệ miễn dịch hoạt động quá mức hay các vấn đề liên quan đến gen có thể dẫn đến lichen xơ hóa.

Một số ít trường hợp bệnh xuất hiện ở vùng da bị hư hỏng hay bị sẹo sau một số chấn thương xảy ra trước đó. Theo các chuyên gia thì bệnh này không gây nên tình trạng lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh Lichen xơ hóa

Các triệu chứng của lichen xơ hóa bao gồm:

  • Ngứa âm hộ

  • Ngứa, chảy máu hoặc đau quanh hậu môn

  • Không thoải mái hoặc đau âm ỉ vùng âm hộ

  • Có dịch từ âm đạo

  • Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục

  • Thay đổi da quanh âm hộ hoặc hậu môn như: Da nhăn và trắng, có vết thâm, xước da đôi khi có chảy máu

Ở nam giới, xơ hóa lichen phổ biến ở đàn ông không cắt bao quy đầu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Bao quy đầu chật gây ra khó khăn khi lộn ngược làm sạch.

  • Thay đổi da trông như vết sẹo ở bao quy đầu.

  • Đau khi quan hệ tình dục

  • Đái buốt

Lichen xơ hóa thường gặp ở phụ nữ và đàn ông nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ. Vết trắng thường xuất hiện ở phần trên cơ thể. Những người da sẫm màu thường có vết trắng tối hoặc sáng hơn những khu vực da khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Lichen xơ hóa

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ hóa lichen bao gồm:

  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới.

  • Nam giới không cắt bao quy đầu dễ bị bệnh cao hơn nam giới bình thường.

Phòng ngừa bệnh Lichen xơ hóa

Bạch biến âm đạo thường kéo dài cả đời. Người lớn có xơ hóa lichen ở cơ quan sinh dục có nguy cơ cao bị ung thư ở cơ quan sinh dục. 

  • Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ít nhất 1-2 lần/năm. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có ung thư hay có thay đổi nào khác không. 

  • Phụ nữ nên kiểm tra âm hộ hàng tháng xem có bất cứ thay đổi nào hay không.

  • Cần phải tránh những hoạt động có áp lực hoặc ảnh hưởng lên vùng âm đạo, gây đau đớn, nhạy cảm hay chảy máu.

  • Nam giới cần cắt bao quy đầu.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lichen xơ hóa

  • Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh lichen xơ hóa bằng cách kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng. Những trường hợp sớm thường cần sinh thiết. Khi sinh thiết, một mẫu mô được lấy và được nghiên cứu dưới kính hiển vi.

  • Sinh thiết xác định chẩn đoán với cấu trúc biểu mô mỏng hơn bình thường, dưới màng đáy xuất hiện một vùng xơ hóa đồng nhất với sự tẩm nhuận bạch cầu.

Các biện pháp điều trị bệnh Lichen xơ hóa

Lichen xơ hóa ở bộ phận sinh dục nên được điều trị sớm, nếu không, bệnh có thể gây ra sẹo làm hẹp lỗ sinh dục và gây trở ngại khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

Điều trị xơ hóa lichen ở phụ nữ bao gồm:

  • Giữ vệ sinh âm hộ sạch sẽ.

  • Thuốc làm giảm triệu chứng và tránh hình thành sẹo - Thuốc có thể dạng mỡ bôi hoặc tiêm hoặc thuốc uống.

  • Phẫu thuật để loại bỏ sẹo nếu sẹo hình thành.

Điều trị  xơ hóa lichen ở đàn ông bao gồm:

  • Thuốc, các loại kem, thuốc mỡ có thể ngăn chặn ngứa nhưng không thể điều trị hết các vết sẹo.

  • Phẫu thuật. Hầu hết phẫu thuật là cắt bao quy đầu. Bệnh thường không tái phát lại sau khi điều trị.

Xơ hóa lichen không ở âm hộ hoặc dương vật có thể không cần điều trị. Nếu nó gây ảnh hưởng đến người bệnh hãy đến gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng giúp làm giảm triệu chứng.

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp