Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Ho gà
Bệnh ho gà thường kéo từ vài tuần đến vài tháng. Với các biểu hiện bệnh cảm lạnh thông thường, kèm theo sổ mũi, ho, sốt nhẹ, sau 1-2 tuần sẽ trở nên nặng hơn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh ho gà có thể gây ra triệu chứng khó thở và có thể tử vong. Vậy bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà khi xâm nhập vào bên trong đường hô hấp gây nên.
Nguyên nhân bệnh Ho gà
Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn truyền nhiễm Bordetella pertussis thuộc giống Bordetella gây bệnh ở người.
Vi khuẩn gây bệnh ho gà là dạng trực khuẩn có hai đầu có kích thước nhỏ nhất, không di động và phát triển tốt trong môi trường Bordet-Gengou có thạch máu với những khuẩn lạc điển hình. Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu, dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường sẽ bị chết.
Triệu chứng bệnh Ho gà
Bệnh ho gà có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
-
Giai đoạn đầu: thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn kèm hắt hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ.
-
Giai đoạn kịch phát: các cơn ho kéo dài, xuất hiện tự nhiên hoặc do một kích thích nhỏ. Thậm chí có những bệnh nhân bị ho nhiều, đỏ mặt, thở rít như tiếng rít ở cổ gà khi hít thở, nôn nhiều đờm đặc. Đặc biệt ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường kèm theo những cơn ngừng thở ngắn.
-
Bên cạnh những dấu hiệu trên, trong giai đoạn này, còn kèm theo một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
-
Giai đoạn phục hồi: ở giai đoạn này, các cơn ho ngắn lại và số cơn giảm, tình trạng ho có thể tồn tại vài tuần rồi khỏi.
Điểm cần lưu ý là đối với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh ho gà, thường có các biểu hiện bệnh như: thở hổn hển, nôn ói, khó thở.
Đường lây truyền bệnh Ho gà
Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với dịch từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh. Khả năng lây lan của bệnh rất cao, đặc biệt với trẻ em khi cùng sinh hoạt trong một không gian khép kín như hộ gia đình hay trường học...
Đối tượng nguy cơ bệnh Ho gà
Trẻ sơ sinh có thể được coi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà và dễ có những tổn thương bởi các biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, đối với những người sinh hoạt trong môi trường có bệnh nhân bị ho gà cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh Ho gà
Để phòng ngừa bệnh ho gà có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như sau:
-
Biện pháp tiêm phòng được coi là biện pháp phòng bệnh cao nhất: sử dụng vắc xin ho gà cho trẻ em để tránh bị mắc bệnh.
-
Cách ly với người bị bệnh: khi trong môi trường sinh hoạt có người bị bệnh, cần tránh xa những bệnh nhân đó, thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc, có phương hướng điều trị, kiểm tra cho các thành viên trong gia đình xem có bị lây nhiễm không hoặc người bị ho gà cần phải điều trị dứt điểm.
Để hạn chế sự tiến triển của bệnh, có thể kể đến một số biện pháp sau: đảm bảo môi trường sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi, hóa chất; vệ sinh thân thể thường xuyên; cách ly người bị bệnh để tránh lây lan; kịp thời gặp bác sĩ để được thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ho gà
Để chẩn đoán bệnh ho gà, có thể kể đến một số biện pháp sau:
-
Trước hết cần chẩn đoán để phân biệt với một số bệnh tương tự như bệnh phó ho gà – một bệnh gần giống bệnh ho gà nhưng nhẹ và hiếm gặp hơn; bệnh viêm VA, viêm amidan mãn tính; bệnh viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm của bệnh ho gà.
-
Xét nghiệm thông qua loại mẫu bệnh phẩm: bằng phương pháp phân lập vi khuẩn trên môi trường nuôi cây chuyên dụng và phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
Các biện pháp điều trị bệnh Ho gà
Bệnh nhân mắc bệnh ho gà cần được điều trị sớm để có thể diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ lây nhiễm. Có các cách điều trị bệnh ho gà như sau:
-
Điều trị đặc hiệu bệnh ho gà bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày trong 14 ngày.
-
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi cần nhập viện sớm để theo dõi cơn ho, ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng.
-
Sử dụng amoxycillin hoặc cephalosporin để chống bội nhiễm.
-
Điều trị các biến chứng thần kinh, co giật, chống phù và suy hô hấp.
Xem thêm:
- Tiêm nhắc lại vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella khi nào?
- Tiêm mũi 1 và mũi 2 phòng Viêm não Nhật Bản cách nhau 1 tháng có sao không?
- Tiêm nhiều mũi điều trị viêm họng có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ?
- Bé quấy khóc, sưng chỗ tiêm sau 2 tuần chích ngừa vắc-xin bại liệt não có đáng lo?
- Thân nhiệt bé lúc tăng lúc hạ là do đâu? Có thể tiêm phòng không?
- Trẻ sinh non sốt cao, mọc hạch tai đau cứng sau tiêm lao, nhỏ rota có sao không?
- Trẻ có bệnh tim đi hồ bơi có nguy cơ bị tái phát viêm phế quản cấp không?
- Trẻ đi ngoài phân sệt vàng là bệnh lý gì và có cần chích ngừa không?
- Bé 12 tháng tiêm kháng sinh rồi có tiêm vắc xin luôn được không?
- Có thai sau tiêm vacxin HPV và vacxin Cúm có bị ảnh hưởng gì không?