Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Gai đen
Gai đen là bệnh gì?
Chứng gai đen là một rối loạn gây những thay đổi bất thường về sắc tố da, tạo nên những vệt màu nâu nhạt đến đen xuất hiện trên cơ thể ở những vị trí nếp gấp điển hình như cổ, nách, háng và chân ngực.
Bệnh gai đen thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Trường hợp những trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những trẻ bình thường không mắc bệnh.
Bệnh gai đen có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở một số cơ quan nội tạng như dạ dày, đại tràng và gan (trường hợp hiếm gặp)
Nguyên nhân bệnh Gai đen
Bệnh gai đen xảy ra do những nguyên nhân sau:
-
Tình trạng đề kháng insulin: Phần lớn các trường hợp mắc bệnh gai đen cũng sẽ dẫn đến hậu quả là tình trạng đề kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
-
Rối loạn nội tiết: Bệnh thường xảy ra ở những người có tình trạng rối loạn nội tiết do các nguyên nhân như u nang buồng trứng, suy chức năng tuyến giáp hoặc các rối loạn của tuyến thượng thận
-
Thuốc: Bệnh gai đen có thể là hậu quả của việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc ngừa thai, prednisone, thuốc chứa corticosteroid hoặc một số chất bổ sung như niacin liều cao (vitamin B3)
-
Ung thư: trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh gai đen có thể xuất hiện do khối u hạch lympho hoặc khi khối u bắt đầu phát triển trong cơ quan ví dụ như dạ dày, đại tràng hoặc gan.
Triệu chứng bệnh Gai đen
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gai đen là gì?
Theo định nghĩa, bệnh gai đen là một rối loạn về da nên những thay đổi trên bề mặt da là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Những vùng da sẫm màu từ nâu cho đến đen, dày, mịn xuất hiện ở những vùng nếp gấp như sau cổ, nách, chân ngực và háng. Một số trường hợp vùng da ảnh hưởng có thể bị ngứa hoặc có mùi.
Đối tượng nguy cơ bệnh Gai đen
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh gai đen?
-
Béo phì: Béo phì làm tăng tình trạng kháng insulin, là một trong những nguyên nhân mắc bệnh gai đen. Càng thừa cân nguy cơ mắc bệnh càng tăng
-
Tiền sử gia đình: một số dạng bệnh gai đen có thể mang tính di truyền trong gia đình
-
Chủng tộc
Phòng ngừa bệnh Gai đen
Làm sao để phòng ngừa bệnh gai đen?
Để phòng ngừa bệnh gai đen, chúng ta có thể điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh.
-
Béo phì: kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin, từ đó sẽ góp phần phòng ngừa bệnh gai đen
-
Điều trị các tình trạng sức khoẻ liên quan đến bệnh gai đen, ví dụ như điều trị suy giáp
-
Tránh và hạn chế sử dụng các loại thuốc, chất bổ sung có thể làm nặng tình trạng bệnh hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh như thuốc ngừa thai, prednisone, corticosteroid, chất bổ sung (niacin liều cao...)
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Gai đen
Những phương pháp y học nào dùng để chẩn đoán bệnh gai đen?
Dấu hiệu duy nhất của bệnh là sự biến đổi về da, đồng thời có thể có các tình trạng sức khoẻ kèm theo gợi ý nguyên nhân bệnh (suy giáp, tiểu đường, ung thư...). Chính vì vậy bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gai đen thông qua hỏi bệnh sử và khám sức khoẻ.
Các biện pháp điều trị bệnh Gai đen
Những phương pháp điều trị bệnh gai đen?
-
Bệnh gai đen gây ra do thuốc: bệnh sẽ tự hết sau khi ngưng sử dụng thuốc
-
Bệnh gai đen do đề kháng insulin: kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh sẽ giảm tình trạng kháng insulin và cải thiện bệnh
-
Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da: một số loại thuốc cũng giúp cải thiện bệnh bao gồm các thuốc kê toa như Retin-A, urê 20%, hydroxyacid alpha, vitamin D tại chỗ và axit salicylic. Tuy nhiên, tác dụng của các thuốc này rất hạn chế.
Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được cách trị bệnh gai đen thích hợp nhất.
- Các bất thường tuyến giáp thường gặp?
- Ứng dụng của X quang đánh giá tuổi xương
- Trẻ sơ sinh thiếu men G6PD, suy giáp trạng liệu có nguy hiểm không?
- Trẻ táo bón kéo dài, điều trị nhiều nơi không đỡ phải làm sao?
- Trẻ xét nghiệm TSH chỉ số bình thường nhưng kết quả xét nghiệm máu bất thường có bị bệnh suy giáp hay không?
- Bé 6 tháng cao 61cm có phải phát triển chậm không?
- Trẻ bị suy giáp có nguy hiểm không?
- Nên làm gì khi đang điều trị suy giáp phát hiện có thai?
- Mang thai khi bị suy giáp có nguy hiểm không?
- Bị suy giáp khi mang thai nếu bổ sung hormon còn thiếu liệu bé sinh ra có khỏe mạnh không?