Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như nội tiết, bài tiết, tái hấp thụ. Ở người bình thường, thận thực hiện nhiệm vụ lọc, đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể qua màng lọc ở cầu thận nhưng không cho phép một lượng lớn protein đi qua màng lọc.
Bệnh lý Protein niệu là gì? Bệnh còn được gọi với tên bệnh đạm niệu là tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu. Việc protein xuất hiện trong nước tiểu là một dấu hiệu chỉ điểm quan trọng của tổn thương thận cảnh báo những vấn đề nguy hiểm của thận có thể xảy ra.
Nguyên nhân bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Nguyên nhân gây tăng Protein niệu nhưng không gây tổn thương thận gồm có:
- Tăng protein niệu theo tư thế, tập thể dục quá mức, do tiếp xúc trong môi trường lạnh, căng thẳng, stress. Đây thường là protein niệu lành tính xuất hiện đơn độc không bao gồm tăng huyết áp, hồng cầu niệu. Các trường hợp này cần theo dõi chặt chẽ và khám lại ngay khi có bất thường.
Nguyên nhân gây tăng protein niệu dẫn đến các bệnh thận bao gồm:
- Hội chứng thận hư, viêm cầu thận, các bệnh lý thận.
- Bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, viêm màng ngài tim.
- Bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus.
- Các bệnh lý về máu như đa u tủy xương, các bệnh lý ung thư.
- Tăng protein niệu ở người có thai.
Triệu chứng bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Thông thường, người bệnh không có biểu hiện gì khi mắc bệnh protein niệu. Protein niệu được phát hiện trong quá trình xét nghiệm nước tiểu thường quy. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sau khi phát hiện bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Đối tượng nguy cơ bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Bệnh lý protein niệu gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị sớm đạt kết quả tốt.
Phòng ngừa bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Tập thể dục thường xuyên, ăn các đồ ăn ít chất béo, hạn chế sử dụng rượu bia, giảm lượng nước và muối trong chế độ ăn giúp kiểm soát bệnh protein niệu. Cần đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị tốt nhất.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Phương pháp định tính:
- Đốt nước tiểu: Protein có đặc điểm đông vón ở nhiệt độ cao nên được sử dụng để phát hiện protein trong nước tiểu bằng cách đốt nước tiểu. Protein trong nước tiểu khi bị đốt sẽ làm vẩn đục nước tiểu và nhận ra bằng mắt thường.
- Làm lạnh bằng acid Sulfosalicylipue: Do protein có tính chất đông vón trong môi trường acid, người ta thực hiện nhỏ acid vào nước tiểu để tìm hiện tượng vón protein.
Phương pháp bán định lượng:
Sử dụng que thử nước tiểu được gắn các chất phản ứng. Trường hợp xuất hiện protein niệu sẽ phản ứng với chất gắn trên que thử làm đổi màu que thử qua đó nhận biết được sự tồn tại của protein trong nước tiểu.
Phương pháp định lượng:
Các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh lấy nước tiểu 24h. Sau khi lấy xong nước tiểu, người bệnh sẽ mang đến cơ sở y tế để nhân viên y tế thực hiện định lượng Protein nước tiểu. Phương pháp này giúp định lượng chính xác lượng protein nước tiểu trong 24h qua đó giúp cho bác sĩ có định hướng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
Điện di protein niệu: Việc điện di protein niệu giúp xác định các thành phần của protein trong nước tiểu. Việc xác định thành phần protein nước tiểu giúp xác định nguyên nhân gây bệnh, vị trí tổn thương và chức năng của thận giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị bệnh Đạm niệu (Protein niệu)
Từ những biện pháp chẩn đoán trên, việc xác định nguyên nhân giúp cho các bác sĩ định hướng và điều trị một cách tốt nhất.
- Protein niệu ở mức độ nhẹ chưa cần điều trị nhưng cần khám và theo dõi định kỳ thường xuyên.
- Protein niệu do các bệnh thận cần được điều trị tích cực nếu không có thể dẫn đến suy thận mạn.
- Người bệnh bị protein niệu do các bệnh như, tăng huyết áp, đái tháo đường cần có biện pháp điều trị phù hợp để tránh gây ra các tổn thương thận dẫn đến mắc các bệnh về thận.
Xem thêm:
- Khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai bao lâu? Mắc bệnh cường giáp có mang thai được không và làm thế nào để được sinh đôi?
- Tiền sản giật sau sinh có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
- Mang thai ở tuổi 50 có thể gặp những nguy cơ nào?
- Phù tay, chân ở tháng thứ 4 thai kỳ liệu có nguy hiểm?
- Chỉ số đường huyết mẹ bầu 19 tuần bao nhiêu là bình thường?
- Tiền sản giật ở lần mang thai trước có tái phát ở lần sau không?
- Hỏi đáp: Thai phụ được tư vấn gì trong lần khám thai đầu tiên?
- Hỏi đáp: Có các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật nào?
- Trường hợp thai phụ bị cao huyết áp mãn tính thì có thể sinh thường không?
- Chỉ số siêu âm thế nào chẩn đoán thai mắc tật đầu nhỏ hoặc bị thiếu oxy lên não gây tổn thương não?