Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Brucella
Brucella là bệnh gì?
Trực khuẩn Brucella là vi khuẩn có dạng hình que gây bệnh Brucella hay bệnh sốt làn sóng. Đây là bệnh lý nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người.
Bệnh Brucella là một bệnh lý nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát cho nên người bệnh khi mắc bệnh cần đi kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng về sau này.
Nguyên nhân bệnh Brucella
Bệnh Brucella là bệnh lý lây truyền từ động vật sang người với nhiều nguyên nhân như:
-
Trực khuẩn Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Nguồn sữa này nếu không được tiệt trùng hoặc không đảm bảo thì khi chế biến thành các sản phẩm như sữa tươi, bơ, pho mai, kem sẽ trở thành nguồn lây bệnh. Người sử dụng sẽ bị nhiễm bệnh khi sử dụng các sản phẩm này.
-
Trực khuẩn Brucella cũng xuất hiện trong các cơ quan, mô của động vật nhiễm bệnh. Việc sử dụng thực phẩm như thịt, nội tạng của động vật khi nấu chưa chín hoặc chưa chế biến kỹ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
-
Trực khuẩn Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da khi các vết thương hở, vết thương bị trầy xước tiếp xúc nước tiểu, máu, dịch tiết, mô của động vật đang mang mầm bệnh. Một số trường hợp người bệnh mắc phải do hít phải vi khuẩn lưu hành trong không khí.
-
Bệnh Brucella không lây từ người sang người, bệnh gặp một số trường hợp bệnh lây từ mẹ sang con trong trường hợp sinh con hoặc qua sữa mẹ khi nuôi con bú..
Triệu chứng bệnh Brucella
Triệu chứng của bệnh Brucella có thể khởi phát một cách đột ngột hoặc âm ỉ. Các triệu chứng bệnh thường gặp như:
-
Khởi phát với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, rét run, đổ mồ hôi.
-
Sau khi phát bệnh, nếu người bệnh không đi khám và điều trị sẽ xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sút cân, yếu đuối, nhanh mệt khi làm việc.
-
Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện đau đầu, đau khớp, đau cơ bắp, đau lưng, đau bụng. Một số trường hợp ở nam giới xuất hiện viêm tinh hoàn. Nếu để bệnh thành mạn tính sẽ xuất hiện các cơn sốt làn sóng xen kẽ với các đợt không sốt trong thời gian dài. Các biến chứng thường gặp của bệnh như tổn thương xương, tổn thương khớp như viêm đĩa đệm, viêm khớp mủ, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.
-
Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách nghèo nàn, không điển hình. Vì thế người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám bệnh kịp thời để điều trị đạt hiệu quả.
Đối tượng nguy cơ bệnh Brucella
Bệnh Brucella là bệnh lý gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Một số đối tượng dễ mắc bệnh như những đối tượng hay tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, nông dân, người chăn nuôi gia súc, chủ trang trại, nhân viên giết mổ gia súc, người buôn bán gia súc gia cầm, người hay đi săn...
Bệnh Brucella là bệnh lý chỉ lây từ động vật hoặc nguồn bệnh sang người mà không lây từ người sang người. Bệnh cũng hay gặp ở người hay đi du lịch hoặc đi đến các vùng có dịch. Các nhà sinh vật học là một trong các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao trong cộng đồng.
Phòng ngừa bệnh Brucella
Điều trị dự phòng bệnh Brucella cho động vật chưa mắc bệnh: Đối với gia súc gia cầm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vacxin đầy đủ để phòng tránh bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách ly và tiêu hủy, khử trùng khi mắc bệnh.
Đối với người tiếp xúc: Cần có các biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi, thông bào và có các biện pháp xử lý, cách ly khi vật bị bệnh.
Ngoài ra, mọi người còn nên tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám để xác định bệnh và có biện pháp điều trị tốt nhất tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Brucella
Chẩn đoán bệnh Brucella kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
-
Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh Brucella. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng mà người bệnh mắc phải để chẩn đoán phân biệt với các bệnh sốt cấp tính khác như cúm, các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về vi khuẩn đường ruột.
-
Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân gây bệnh giúp xác định nguyên nhân và đánh giá diễn biến của bệnh như nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan đặc biệt trong trường hợp bệnh đã xuất hiện các biến chứng cấp tính để có biện pháp điều trị phù hợp.
-
Làm kỹ thuật PCR, nuôi cấy phân lập máu, dịch não tủy và các dịch tiết của người bệnh để tìm nguyên nhân gây bệnh đồng thời hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời cho người bệnh.
-
Chụp Xquang, siêu âm, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương, biến chứng nhằm đánh giá đúng tình trạng qua đó giúp định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Brucella
Việc điều trị bệnh Brucella cần tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.
-
Sử dụng 1 hoặc phối hợp 2 – 3 loại kháng sinh tùy theo mức độ của người bệnh. Sau khi điều trị, bệnh có thể tái phát và trở nên mạn tính.
-
Điều trị các triệu chứng bệnh gây nên như viêm nội tâm mạc, viêm màng não để hạn chế các tổn thương cho người bệnh.
-
Khi bệnh nặng tiến triển, người bệnh cần theo dõi và điều trị tích cực để tránh trường hợp bệnh diễn biến và nguy hiểm. Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi hiệu quả điều trị và được nghỉ ngơi, chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục. Cần theo dõi người bệnh tích cực sau điều trị vì bệnh có khả năng tái phát và trở thành mạn tính.
- Trẻ tay chân miệng bị giật mình, sốt cao, nổi mụn
- Bé bị tay chân miệng có nổi mẩn đỏ làm sao để hết vết thâm do bỏng nước ở chân?
- Tái sốt virus ở trẻ có nguy hiểm không?
- Trẻ nghịch xi lanh dính máu liệu có nguy cơ nhiễm HIV?
- Trẻ sơ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B đã được tiêm ngừa có nguy cơ lây nhiễm không?
- Bé bị lao cấp tính có chữa khỏi được không? Di chứng về sau như thế nào?
- Mẹ bị thủy đậu có lây nhiễm cho bé không? Bao lâu thì phát bệnh?
- Trẻ bị sốt xuất huyết, tiến hành truyền dịch bị sưng phù mặt có sao không?
- Trẻ ăn chung đũa với người mắc chân tay miệng có nguy cơ lây bệnh không?
- Trẻ sốt 2 ngày kèm theo loét miệng và bỏ ăn có phải mắc chân tay miệng nên điều trị thế nào?