Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Bệnh Rubella
Rubella là bệnh gì? Rubella là truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus đặc trưng bởi biểu hiện nổi ban đỏ. Bệnh rubella thường không nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên lại bệnh Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Khi virus truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn này có thể dẫn tới dị tật thai nhi trong tương lai.
Nguyên nhân bệnh Bệnh Rubella
Tác nhân gây bệnh Rubella là virus Rubella thuộc giống Rubivirus, họ Togaviridae. Đây là một loại virus chỉ tồn tại và nhân lên trong cơ thể, sức đề kháng của virus Rubella cũng rất yếu và dễ mất tính gây nhiễm bởi các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng và thuốc sát khuẩn thông thường.
Triệu chứng bệnh Bệnh Rubella
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng nào khi mắc bệnh Rubella, thường sau 2-3 tuần phơi nhiễm thì triệu chứng bệnh sởi Rubella mới xuất hiện:
-
Bệnh khởi phát với sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, viêm mũi xuất tiết và viêm màng kết mạc mắt.
-
Sau đó, bệnh nhân có thể sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm, sau cổ rồi tiến tới phát ban trong khoảng 5-10 ngày
-
Ban xuất hiện ban đầu ở mặt, sau đó lan ra toàn thân. Tuy nhiên 50% trường hợp bệnh lại không có phát ban nên dễ nhầm lẫn với bệnh khác
-
Các biến chứng có thể gặp của Rubella: sưng đau khớp ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc biến chứng viêm não ở người lớn
-
Rubella dù ở thể ẩn vẫn rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì sẽ khiến thai nhi chết lưu, sinh non hoặc mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các dị tật nghiêm trọng như: điếc, đục thủy tinh thể, viêm màng não- gan,…
Đối tượng nguy cơ bệnh Bệnh Rubella
-
Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh. Những khu dân cư đông đúc có thể là điều kiện thuận lợi để tăng nguy cơ mắc bệnh.
-
Những người đi đến các quốc gia khác hoặc vùng dịch cũng có nguy cơ mắc phải Rubella
-
Tại Việt Nam, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Rubella cao bao gồm trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Vì vậy những người này cần được tiêm chủng vaccine Rubella để phòng bệnh
Phòng ngừa bệnh Bệnh Rubella
-
Bệnh Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ động tiêm vaccine Rubella vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh
Vì mức độ nguy hiểm của bệnh Rubella, với phụ nữ mang thai cần:
-
Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh
-
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có sốt, phát ban hoặc trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh
-
Nếu phụ nữ mang thai trong những tháng đầu có triệu chứng sốt, phát ban cần đến các cơ sở y tế ngay để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn kịp thời để hạn chế biến chứng của bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bệnh Rubella
-
Bệnh sởi Rubella được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng với các biểu hiện: đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ, chán ăn. Sau đó biểu hiện phát ban dạng sởi, sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm và sau cổ.
-
Các xét nghiệm có thể chẩn đoán xác định bệnh gồm có: ELISA(+) hoặc phân lập được virus Rubella(+)
Các biện pháp điều trị bệnh Bệnh Rubella
-
Cho tới nay, quá trình phát triển bệnh và tự miễn dịch Rubella vẫn chưa có cách rút ngắn, nếu đã nhiễm bệnh thì cơ thể bệnh nhân sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn
-
Điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau, có thể dùng kem bôi ngoài da nếu có biểu hiện ngứa.
-
Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp mẹ tự đề kháng với virus nhưng con vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Xem thêm:
- Trẻ tay chân miệng bị giật mình, sốt cao, nổi mụn
- Bé bị tay chân miệng có nổi mẩn đỏ làm sao để hết vết thâm do bỏng nước ở chân?
- Tái sốt virus ở trẻ có nguy hiểm không?
- Trẻ nghịch xi lanh dính máu liệu có nguy cơ nhiễm HIV?
- Trẻ sơ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B đã được tiêm ngừa có nguy cơ lây nhiễm không?
- Bé bị lao cấp tính có chữa khỏi được không? Di chứng về sau như thế nào?
- Mẹ bị thủy đậu có lây nhiễm cho bé không? Bao lâu thì phát bệnh?
- Trẻ bị sốt xuất huyết, tiến hành truyền dịch bị sưng phù mặt có sao không?
- Trẻ ăn chung đũa với người mắc chân tay miệng có nguy cơ lây bệnh không?
- Trẻ sốt 2 ngày kèm theo loét miệng và bỏ ăn có phải mắc chân tay miệng nên điều trị thế nào?