Ý nghĩa của việc trở thành một đứa trẻ có năng khiếu

Nhận biết năng khiếu của trẻ ngay từ khi còn là điều quan trọng của tất cả các bậc cha mẹ. Điều này sẽ giúp định hướng phương pháp học tập và thành công trong tương lai của con một cách hiệu quả.

1. Ưu và nhược điểm của trẻ có năng khiếu

Năng khiếu được coi là một khả năng mà trẻ thông thạo và khiến con trở nên nổi trội ở lĩnh vực đó so với những đứa trẻ cùng lứa khác. Một số chuyên chuyên gia cho rằng, ngay từ khi chào đời năng khiếu đã gắn liền với trẻ. Nhưng cũng có các quan điểm khẳng định trẻ hoàn hoàn toàn có năng khiếu nếu được luyện tập chăm chỉ và thường xuyên.

Chỉ 3-5% trẻ bộc lộ năng khiếu khi đã vào độ tuổi trưởng thành. Cha mẹ hãy cố gắng quan sát để nhận biết năng khiếu của trẻ càng sớm càng tốt, nếu không muốn con bỏ lỡ mất giai đoạn phát triển tiềm năng ngay từ tuổi ấu thơ.

Những đứa trẻ có năng khiếu học tập thường phát huy tốt khả năng tự học trong lớp học. Với sự hứng thú trong tìm tòi học hỏi, trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn so với trẻ cùng trang lứa. Những trẻ có năng khiếu trong học tập thường dễ dàng đạt được thành tích học tập tốt.

Trẻ có khả năng đánh giá, nhận định về những thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà trẻ tìm hiểu. Ngoài ra trẻ còn chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những cha mẹ, ngươi lớn để mở rộng vốn hiểu biết về đề tài trẻ quan tâm và hứng thú.

Trẻ có năng khiếu có thể đạt được nhiều thành công hơn so với các bạn cùng tuổi nhưng chúng cũng có thể gặp nhiều thách thức khác. Chẳng hạn như trẻ có thể đạt được kết quả tốt ở trường học nhưng lại gặp một số khó khăn trong các hoạt động ở lớp học.

Là cha mẹ của một đứa trẻ có năng khiếu về học vấn, bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong cách nhìn nhận của trẻ đối với trường học và cuộc sống sau này. Hãy nhớ rằng - bạn chính là người ủng hộ và khuyến khích con. Bằng cách theo sát tình hình của con bạn ở trường và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết, bạn có thể giúp đảm bảo rằng những năm học của con sẽ vui vẻ và hiệu quả.


Năng khiếu được coi là một khả năng mà trẻ thông thạo và khiến con trở nên nổi trội ở lĩnh vực đó so với những đứa trẻ cùng lứa khác
Năng khiếu được coi là một khả năng mà trẻ thông thạo và khiến con trở nên nổi trội ở lĩnh vực đó so với những đứa trẻ cùng lứa khác

2. Nhận diện trẻ có năng khiếu

Theo Hiệp hội Quốc gia về Trẻ em Năng khiếu (NAGC), một đứa trẻ có năng khiếu thể hiện hoặc có tiềm năng đạt được thành tích đặc biệt trong các môn học cụ thể, khả năng lãnh đạo hoặc các lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Để phát triển đầy đủ khả năng của mình, những trẻ này có thể cần các chương trình đặc biệt ngoài những gì thường có trong chương trình học tiêu chuẩn.

Tại Hoa Kỳ, hơn 3,2 triệu trẻ em - khoảng 6% số trẻ em học mẫu giáo và các cấp học - có một năng khiếu đặc biệt. Một số trẻ xuất hiện năng khiếu đặc biệt trước khi học mẫu giáo - chẳng hạn như có khả năng ngôn ngữ, đọc sớm hoặc thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với các con số. Một số trẻ khác lại không có dấu hiệu của năng khiếu nào đó cho đến khi bước vào tiểu học.

Ví dụ, Lisa Perry Hellerstein, ở Larchmont, New York, không hề hay biết rằng cậu con trai Ben của cô có năng khiếu cho đến khi bắt đầu vào lớp một. Năm đó, con trai cô đã vượt xa các bạn cùng lứa khi thực hiện một số nhiệm vụ học tập ở lớp.

Nếu bạn hoặc giáo viên cho rằng trẻ có năng khiếu, nên đưa trẻ đến các chuyên gia để được thực hiện các bài kiểm tra. Một đứa trẻ đạt được điểm 130 trở lên trong bài kiểm tra IQ được coi là có năng khiếu.

Ngày nay năng khiếu không được xác định bởi một bài kiểm tra duy nhất. Trẻ em sẽ phải trải qua một loạt các bài kiểm tra được diễn giải cùng với sự quan sát bởi cha mẹ và giáo viên.

Tuy nhiên, năng khiếu không phải là tấm vé dẫn đến thành công dễ dàng trong học tập của trẻ. Theo peter Rosenstein, giám đốc điều hành của NAGC cho biết, nhận biết trẻ có năng khiếu đặc biệt ở trường học là cách để nhận biết rằng đứa trẻ này cần một chương trình học đặc biệt.


Nếu bạn hoặc giáo viên cho rằng trẻ có năng khiếu, nên đưa trẻ đến các chuyên gia để được thực hiện các bài kiểm tra
Nếu bạn hoặc giáo viên cho rằng trẻ có năng khiếu, nên đưa trẻ đến các chuyên gia để được thực hiện các bài kiểm tra

3. Nhà trường cần làm gì đối với những trẻ có năng khiếu?

Mọi người thường cho rằng những đứa trẻ có năng khiếu sẽ phát triển rất tốt khi ở trường học. Thực tế là nhiều đứa trẻ như vậy cảm thấy nhàm chán, và nếu chương trình học quá dễ, trẻ đôi khi không theo kịp và không đạt được hiệu quả. Hoặc thậm chí trẻ có thể bị trầm cảm.

Một số trẻ thậm chí còn được chẩn đoán tăng động vì sự bồn chồn của chúng dẫn đến các vấn đề về hành vi. Trẻ cũng có khả năng gặp phải các vấn đề xã hội. Vì có sở thích khác với bạn bè cùng lứa nên chúng thường cảm thấy xa lạ với bạn cùng lớp và có thể trở thành mục tiêu trêu chọc của các bạn.

4. Bạn có thể làm gì khi trẻ có năng khiếu?

Nếu bạn biết rằng con bạn có năng khiếu, hãy nói chuyện với giáo viên của con bạn, cố vấn học đường và hiệu trưởng. Nhưng trước khi gặp mặt, hãy tìm hiểu tất cả những gì bạn quan sát được về khả năng của con bạn, bao gồm cả những bài kiểm tra nào con bạn đã làm và cách trẻ thực hiện chúng.

Bằng cách đó, bạn có thể thảo luận chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của trẻ. Bạn cũng sẽ cần phải tìm hiểu về các chương trình có sẵn dành cho những trẻ có năng khiếu cả ở trường và ở ngoài.


Một số trẻ năng khiếu có thể cảm thấy nhàm chán, thậm chí là trầm cảm, do không hòa hợp được với các bạn và chương trình học trên lớp
Một số trẻ năng khiếu có thể cảm thấy nhàm chán, thậm chí là trầm cảm, do không hòa hợp được với các bạn và chương trình học trên lớp

Một vài trẻ thể hiện rõ năng khiếu trong khi một số còn tiềm ẩn vì nhiều lý do. Xác định chính xác năng khiếu của con cực kỳ quan trọng. Hãy dùng kinh nghiệm và hiểu biết để nhận ra những năng khiếu của con. Khi đã nhận ra con mình có năng khiếu, cha mẹ cần giúp con phát triển tốt năng khiếu đó.

Điều quan trọng nhất là để con phát triển về não bộ và phát triển toàn diện chứ không chỉ tập trung toàn lực vào tài năng của trẻ. Hãy hợp lý hóa mong đợi của bản bản thân và không cư xử với con như với một người lớn.

Bài viết tham khảo nguồn: Babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe