Xơ hóa tuyến vú: Điều trị thế nào?

Xơ hóa tuyến vú là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh. Việc phát hiện sớm căn bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như phát hiện được nhiều bệnh lý khác liên quan đến tuyến vú.

1. Chẩn đoán xơ hóa tuyến vú

1.1. Khám lâm sàng vú

Bác sĩ sẽ quan sát, kết hợp với dùng tay để kiểm tra vùng vú của bạn và các hạch bạch huyết nằm ở vùng dưới cổ và vùng dưới cánh tay của bạn. Nếu bạn chưa từng có tiền sử bất thường ở vùng vú và bác sĩ không phát hiện một bất thường ở vú thì bạn có thể không cần làm thêm các xét nghiệm khác nữa.

Nếu quá trình thăm khác bác sĩ thấy xuất hiện một khối u mới, hoặc có dấu hiệu nghi ngờ u xơ vú, bạn sẽ được hẹn quay lại một vài tuần sau đó, sau kỳ kinh nguyệt để khám lại vú. Nếu những triệu chứng nghi ngờ vẫn còn thì bạn sẽ được yêu cầu đi chụp x-quang tuyến vú hoặc siêu âm vú.

1.2. Chụp X-quang tuyến vú

Nếu bác sĩ của bạn phát hiện một khối u vú mới hoặc khối u cũ dày lên nổi bật trong mô vú của bạn, bạn cần chụp X-quang để sàng lọc. Hình ảnh chụp X-quang sẽ được chỉ định tập trung vào khu vực nghi ngờ.

1.3. Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của bộ ngực. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm cùng với chụp X- quang tuyến vú. Nếu bạn trẻ hơn 30 tuổi, bạn có thể sẽ chỉ cần siêu âm thay vì chụp x-quang tuyến vú. Siêu âm giúp đánh giá sự bất thường ở vú ở phụ nữ trẻ tốt hơn. Siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa u nang chứa đầy chất lỏng và u vú ở thể rắn.


Siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa u nang chứa đầy chất lỏng và u vú ở thể rắn
Siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ phân biệt giữa u nang chứa đầy chất lỏng và u vú ở thể rắn

1.4. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Đối với một khối u vú giống như u nang, bác sĩ có thể thử chọc hút kỹ thuật chọc hút tế bào kim nhỏ để xem có thể rút chất lỏng từ khối u ra hay không. Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng lại rất hữu ích, có thể hút dịch trong khối u nang ra bên ngoài ngay lập tức, giúp giảm các giác đau, hoặc khó chịu cho người bệnh. Thủ thuật này có thể tiến hành ngay trong phòng tiểu phẫu và không mất nhiều thời gian, không tốn kém.

1.5. Sinh thiết vú

Nếu kết quả chụp X-quang và siêu âm cho kết quả bình thường, nhưng bác sĩ vẫn lo ngại về một khối u vú, bạn có thể được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật vú để xác định xem bạn có cần sinh thiết vú hoăc làm phẫu thuật hay không. Sinh thiết vú là một thủ thuật nhằm lấy một mẫu mô vú nhỏ để phân tích dưới kính hiển vi.

Nếu một khu vực có những dấu hiệu nghi ngờ được phát hiện trong kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết vú thông qua siêu âm hoặc sinh thiết vô trùng, sử dụng chụp nhũ ảnh để xác định chính xác vị trí để sinh thiết.

2. Điều trị xơ hóa tuyến vú

  • Trong trường hợp bạn không gặp các triệu chứng hoặc các triệu chứng rất nhẹ, không gây ra cảm giác khó chịu thì bạn không cần điều trị xơ hóa tuyến vú.
  • Trong trường hợp có đau dữ dội, hoặc u nang lớn, đau đớn liên quan đến tình trạng vú bị xơ hoá thì bạn cần điều trị.

2.1. Các lựa chọn điều trị cho u nang vú bao gồm

  • Chọc hút tế bào kim nhỏ: Bác sĩ sẽ sử dụng một kim mảnh, nhỏ để dẫn lưu chất lỏng từ u nang vú ra bên ngoài. Việc chất lỏng được dẫn lưu thông qua thủ thuật chọc hút tế bào giúp khẳng định được u này là u nang hay u xơ. Sau khi dẫn lưu ra người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật hiếm khi được chỉ định điều trị trong trường hợp các bệnh lành tính về tuyến vú. Tuy nhiên đối với trường hợp u nang dai dẳng mà không thể giải quyết được thông qua hút nhiều lần thì bác sĩ có thể sẽ cho chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, các loại khác) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) hoặc thuốc theo toa. Thuốc tránh thai thông thường đường uống, có tác dụng làm giảm mức độ hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt được xem là có liên quan đến sự phát triển u xơ vú.

2.2. Các biện pháp áp dụng điều trị tại nhà

  • Mặc một chiếc áo hỗ trợ ngực tốt.
  • Mặc áo ngực thể thao trong khi tập thể dục và trong khi ngủ, đặc biệt là khi ngực của bạn quá nhạy cảm.
  • Hạn chế hoặc tử bỏ thói quen dùng caffeine. Nhiều phụ nữ đã báo cáo rằng sự thay đổi này hữu ích, mặc dù điều này chưa được chứng minh qua các nghiên cứu.
  • Giảm chất béo trong chế độ ăn uống, điều này có thể giúp làm giảm đau vú hoặc khó chịu liên quan đến tình trạng xơ hoá vú.
  • Giảm hoặc ngừng dùng liệu pháp hormone nếu bạn đã mãn kinh, nhưng hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
  • Sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc chai nước ấm để chườm sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn.

Hạn chế hoặc tử bỏ thói quen dùng caffeine để giúp cải thiện, điều trị bệnh
Hạn chế hoặc tử bỏ thói quen dùng caffeine để giúp cải thiện, điều trị bệnh

2.3. Các biện pháp thay thế thuốc

Bạn có thể áp dụng các biện pháp được đề cập sau đây, nhưng hãy lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chúng

  • Vitamin và chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm giảm các triệu chứng đau vú hoặc làm giảm triệu chứng đau đối với một số phụ nữ.
  • Xoa dầu hoa anh thảo buổi tối: Dầu anh thảo có thể giúp thay đổi sự cân bằng của các axit béo trong các tế bào vú, từ đó có thể làm giảm đau vú.
  • Vitamin E: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau vú ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ thường bị đau vú liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Trong một nghiên cứu phụ nữ uống 200 (IU) vitamin E hai lần mỗi ngày, kéo dài trong 2 tháng thấy có cải thiện triệu chứng đau vú theo chu kỳ. Tuy nhiên việc bổ sung sau 4 tháng không chỉ ra sự cải thiện rõ rệt. Đối với người lớn trên 18 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, liều vitamin E tối đa là 1.000 miligam mỗi ngày (hoặc 1.500 IU).

Nếu bạn đã thử đang dùng một loại thuốc bổ sung nào đó để giúp cải thiện cơn đau vú, nhưng không có bất kỳ tác dụng nào, bạn nên dừng lại. Bạn nên bổ sung 1 loại tại 1 thời điểm, không nên cùng một lúc bổ sung nhiều loại. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết được loại bổ sung nào thực sự giúp ích trong việc cải thiện triệu chứng của bạn.


Dầu anh thảo có thể giúp thay đổi sự cân bằng của các axit béo trong các tế bào vú, từ đó có thể làm giảm đau vú
Dầu anh thảo có thể giúp thay đổi sự cân bằng của các axit béo trong các tế bào vú, từ đó có thể làm giảm đau vú

3. Chuẩn bị một cuộc hẹn với bác sĩ

Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi ý kiến các bác sĩ gia đình, y tá hoặc y sĩ. Nếu trong trường hợp thăm khám có phát hiện thấy bất kỳ điều gì bất thường thì bạn có thể sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về tuyến vú ở phụ nữ.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh. Sau đó họ sẽ cố gắng thảo luận về các triệu chứng, mối liên quan của các triệu chứng này đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc bất kỳ thông tin liên quan nào khác.

Bạn nên làm gì để chuẩn bị cho cuộc thăm khám này? Đừng ngần ngại đặt câu hỏi với bác sĩ bất cứ lúc nào bạn không hiểu điều gì đó.

Đầu tiên bạn hãy lập một danh sách:

  • Tất cả các triệu chứng của bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy chúng dường như không liên quan đến lý do cuộc hẹn của bạn.
  • Thông tin cá nhân, các kết quả thăm khám, xét nghiệm, chụp hình ảnh x-quang tuyến vú trước đó.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược và chất bổ sung mà bạn dùng.
  • Câu hỏi dành cho bác sĩ, liệt kê các câu hỏi theo thứ tự ưu tiên, các câu hỏi nhất định phải hỏi để dự phòng trường hợp cuộc hẹn hết thời gian.

Các câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:

  • Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của tôi?
  • Tình trạng của tôi có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?
  • Tôi cần những loại xét nghiệm nào?
  • Điều trị nào có khả năng cho kết quả tốt nhất?
  • Có các phương pháp điều trị tiềm năng nào khác không?
  • Có bất kỳ nguyên tắc nào tôi cần phải tuân theo không?
  • Có tài liệu in nào mà tôi có thể đọc được không? Những trang web nào tôi nên đọc thêm thông tin từ đó?

Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn những câu hỏi như:

  • Triệu chứng của bạn là gì và bạn đã trải qua chúng trong bao lâu?
  • Bạn có bị đau vú không? Nếu có, mức độ nghiêm trọng của cảm giác đau như thế nào?
  • Các triệu chứng xảy ra ở một hay cả hai vú?
  • Lần chụp nhũ ảnh cuối cùng của bạn là khi nào?
  • Bạn đã bao giờ bị ung thư vú hoặc tổn thương vú tiền ung thư chưa?
  • Bạn có tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh ung thư không?

Hãy chuẩn bị một cuộc hẹn với bác sĩ nếu cảm nhận được sự bất thường ở vú
Hãy chuẩn bị một cuộc hẹn với bác sĩ nếu cảm nhận được sự bất thường ở vú

Một số người có cơ hóa tuyến vú không gặp phải các triệu chứng khó chịu thì việc điều trị xâm lấn thường là không cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp hỗ trợ chẳng hạn như chườm ấm, thuốc giảm đau, và mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ, có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, my.clevelandclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe