Xét nghiệm cortisol được chỉ định ở những bệnh lý nào?

Xét nghiệm cortisol giúp chẩn đoán trước các bệnh lý, đặc biệt là các hội chứng cushing hay suy nhược thận. Từ việc xét nghiệm này hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác đưa ra liệu trình, phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho người bệnh.

1. Cortisol là gì?

Cortisol là một loại hormone được tạo ra ở tuyến thượng thận; đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất béo, proteincarbohydrate.

Hầu hết, Cortisol trong máu gắn liền với một protein chỉ có một phần nhỏ là ở thể “tự do” và chúng có tính sinh học. Cortisol ở dạng tự do thường xuất hiện trong nước bọt (tuyến yên) hay được bài tiết trong nước tiểu (tuyến thượng thận).

Mức độ Cortisol trong máu thường thay đổi theo chu kỳ, tăng hay giảm theo chu kỳ “ngày - đêm”. Cụ thể, nó đạt mức cực đại (cao nhất) vào sáng sớm, giảm dần trong ngày và đạt cực tiểu khi đêm xuống. Tuy nhiên, chu kỳ này có thể thay đổi nếu chế độ sinh hoạt thay đổi thất thường hay bị một căn bệnh nào đó có ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của tuyến yên, tuyến thượng thận và vùng dưới đồi trong não.


Cortisol đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể
Cortisol đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất béo trong cơ thể

2. Vai trò của cortisol

Cortisol có rất nhiều vai trò, chức năng, có thể kể đến như:

3. Ý nghĩa của xét nghiệm cortisol?

Xét nghiệm cortisol được thực hiện với mục đích là đo mức độ hormone cortisol trong máu hay lượng cortisol trong nước bọt. Mức cortisol có thể cho thấy vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, có thể là giảm hay tăng sản xuất cortisol.

Xét nghiệm cortisol đánh giá hai dạng là cortisol trong máu gắn liền với một protein và cortisol ở thể “tự do”, trong đó định lượng cortisol niệu dùng để đánh giá cortisol ở thể tự do khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, nồng độ cortisol niệu sẽ tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào nồng độ cortisol huyết tương tăng.


Đo nồng độ cortisol qua xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu
Đo nồng độ cortisol qua xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu

4. Xét nghiệm cortisol được chỉ định ở những bệnh lý nào?

Xét nghiệm cortisol trong máu dùng để phát hiện ra các bệnh lý như:

Khi tìm ra nồng độ cortisol có biểu hiện bất thường các bác sĩ có thể thực hiện thêm một xét nghiệm nữa để xác định chính xác nhất nguyên nhân dẫn đến sự bất thường đó. Các xét nghiệm bổ xung thường dùng là:

Ngoài ra, xét nghiệm cortisol được thực hiện để tìm ra các vấn đề của tuyến yên hoặc tuyến thượng thận như:

  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Béo phì
  • Lượng đường trong máu (glucose) cao
  • Mất trọng lượng cơ thể
  • Vấn đề về da như đen sạm, da mỏng
  • Vấn đề về cơ: teo cơ, yếu cơ
  • Chỉ định xét nghiệm cortisol với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, chu (kỳ kinh nguyệt không đều)
  • Chỉ định xét nghiệm cortisol với trẻ em có biểu hiện phát triển chậm, tầm vóc thấp hay có thể đã bị trì hoãn phát triển
  • Chỉ định xét nghiệm cortisol với các bệnh nhân bị khủng hoảng tâm lý, stress nặng gây ra cơn khủng hoảng thượng thận có nguy cơ đe dọa tính mạng cần phải chăm sóc y tế ngay lập tức.

Xét nghiệm cortisol để tìm ra vấn đề bất thường ở tuyến thượng thận
Xét nghiệm cortisol để tìm ra vấn đề bất thường ở tuyến thượng thận

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm cortisol

  • Thời gian thực hiện xét nghiệm: Vì lượng cortisol biến thiên trong ngày thường là cao nhất vào khoảng 7h sáng và thấp nhất là khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Chính vì vậy, các bác sĩ cần xác định thời gian lấy mẫu bệnh phẩm phù hợp.
  • Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi lượng cortisol: Có thể là các loại thuốc làm tăng lượng cortisol: Amphetamin, estrogen, hormon hướng thượng thận (corticotropin),.... hay các loại thuốc làm giảm lượng cortisol: Androgen, Dexamethason, barbiturat,...
  • Chế độ ăn uống không khoa học, bệnh nhân nghiện rượu, trầm cảm cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
  • Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc đang bị các bệnh lý cấp tính có thể có nồng độ cortisol niệu tăng cao đột ngột (tuy nhiên nồng độ này vượt quá hcm 300 pg trong 24 giờ)
  • Nồng độ cortisol máu và nồng độ cortisol niệu có thể thay đổi khi ngủ và trong tình trạng stress hay khi gắng sức
  • Trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm, làm vỡ hồng cầu cũng có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Để đăng ký xét nghiệm cortisol tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe