Vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Mãn kinh là giai đoạn mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Nó xảy ra khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt. Trước khi mãn kinh, phụ nữ dần sản xuất ít estrogen được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Việc uống bổ sung một số loại vitamin có thể giúp giảm các triệu chứng của mãn kinh và tiền mãn kinh.

1. Giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Những rối loạn thường gặp trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ bao gồm:

  • Nóng bừng
  • Mất ngủ
  • Khô âm đạo
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Tăng cân
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Thay đổi ham muốn tình dục

Một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khá nhẹ nhàng với một vài triệu chứng nhẹ. Một số người khác lại trải qua các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, nguy cơ phát triển một số bệnh ở người già sẽ tăng lên. Các bệnh này bao gồm:

Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là năm loại vitamin giúp giảm bớt các triệu chứng do estrogen thấp.


Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể
Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể

2. Tiền mãn kinh và mãn kinh uống gì?

2.1. Lựa chọn số 1: Vitamin A

Vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất gọi là retinoids và được lưu trữ trong gan. Tuy nhiên quá nhiều Vitamin A cũng có thể độc hại. Vitamin A được bổ sung vào cơ thể khi bạn ăn các sản phẩm từ động vật, thực phẩm tăng cường hoặc viên uống vitamin A. Bạn cũng nhận được vitamin A khi bạn ăn trái cây và rau quả giàu beta-carotene. Cơ thể bạn sẽ chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A khi cần thiết.

Vitamin A rất cần thiết cho một hệ xương khỏe mạnh, tuy nhiên, có nên uống vitamin A trong thời kỳ mãn kinh hay không vẫn là điều gây tranh cãi. Một nghiên cứu năm 2002 đã tìm thấy việc bổ sung vitamin A liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ mãn kinh. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi liệu vitamin A có thực sự tốt cho xương của bạn hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.

Tuy nhiên, nếu vitamin A lấy được từ beta-carotene thì không làm tăng nguy cơ gãy xương, ngược lại còn giúp duy trì sức khỏe của xương sau khi mãn kinh. Bạn có thể bổ sung vitamin A từ beta carotene bằng cách ăn trái cây và rau quả màu cam và vàng. Nếu bạn muốn bổ sung viên uống vitamin A, liều khuyến nghị hàng ngày là 5.000 IU. Bạn nên tìm viên uống bổ sung có ít nhất 20 phần trăm vitamin A từ beta-carotene.

2.2. Lựa chọn số 2: Vitamin B-12


Vitamin B12 rất cần thiết cho sức khỏe của xương
Vitamin B12 rất cần thiết cho sức khỏe của xương

Vitamin B12 là một vitamin tan trong nước có trong nhiều loại thực phẩm, rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình:

  • Sản xuất DNA
  • Chức năng thần kinh
  • Tạo hồng cầu

Khi có tuổi, cơ thể sẽ bị mất đi một phần khả năng hấp thụ vitamin B-12 và nguy cơ thiếu vitamin B-12 tăng lên. Các triệu chứng thiếu vitamin B-12 rất mơ hồ và có thể bao gồm:

Ở giai đoạn muộn hơn, thiếu vitamin B-12 có thể gây thiếu máu. Mức đề nghị vitamin B12 hàng ngày là 2,4 microgam (mcg) cho nữ từ 14 tuổi trở lên. Bạn có thể giúp đáp ứng lượng yêu cầu này trong và sau khi mãn kinh bằng cách bổ sung vitamin B-12 thông thực phẩm và viên uống tăng cường.

2.3. Lựa chọn số 3: Vitamin B-6

Vitamin B6 (pyridoxine) giúp tạo ra serotonin, một hóa chất chịu trách nhiệm truyền tín hiệu tới não. Khi phụ nữ có tuổi, nồng độ serotonin giảm. Mức serotonin dao động có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi tâm trạng và trầm cảm phổ biến trong thời kỳ mãn kinh.

Liều khuyến nghị: 100mg vitamin B6 mỗi ngày cho nữ từ 19 tuổi trở lên. Uống bổ sung vitamin B6 trong và sau thời kỳ mãn kinh có thể giúp chế ngự các triệu chứng do nồng độ serotonin thấp như mất năng lượng và trầm cảm.


Bổ sung vitamin B6 trong và sau thời kỳ mãn kinh có thể giúp cải thiện mất năng lượng và trầm cảm
Bổ sung vitamin B6 trong và sau thời kỳ mãn kinh có thể giúp cải thiện mất năng lượng và trầm cảm

2.4. Lựa chọn số 4: Vitamin D

Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và nhuyễn xương (mềm xương). Cơ thể bạn có thể tự tổng hợp ra vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bổ sung vitamin D cho phụ nữ lớn tuổi là cần thiết. Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những người ở nhà hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi nên bổ sung 15 mcg (600 IU) vitamin D mỗi ngày; phụ nữ trên 50 tuổi nên bổ sung 20 mcg (800 IU).

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm:

  • Cá béo
  • Dầu gan cá
  • Gan bò

Mặc dù bạn có thể bổ sung vitamin D qua chế độ ăn giàu vitamin D hàng ngày, nhưng tốt nhất là nên bổ sung bằng viên uống để đảm bảo rằng bạn có thể nhận đủ lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày.

2.5. Lựa chọn số 5: Vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào trong cơ thể. Vitamin E cũng giúp giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

Căng thẳng có thể gây tổn thương tế bào và tăng nguy cơ của triệu chứng phiền muộn, bệnh tim và tăng cân. Trầm cảm thời kỳ mãn kinh tương đối phổ biến. Nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung vitamin E giúp giảm căng thẳng, giảm stress oxy hóa và có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Để tăng vitamin E trong và sau khi mãn kinh, hãy bổ sung viên uống vitamin E và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mục tiêu nạp ít nhất khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu vitamin E là:

  • Mầm lúa mì
  • Quả hạnh
  • Trái bơ
  • Bông cải xanh
  • Động vật có vỏ
  • Bí đao
  • Hạt giống hoa hướng dương
  • Rau bina
  • Lòng đỏ trứng
  • Thực phẩm tăng cường vitamin E

3. Tác dụng không mong muốn khi bổ sung vitamin

3.1. Thận trọng khi dùng vitamin A

Những người mắc bệnh gan hoặc uống nhiều rượu nên uống bổ sung vitamin A. Lượng vitamin A cao có thể có tác dụng phụ và gây độc tính. Vitamin A có thể gây ra huyết áp thấp. Bạn không nên uống vitamin A nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.

Sử dụng vitamin A một cách thận trọng nếu bạn:

  • Đang uống thuốc tránh thai
  • Đang dùng kháng sinh tetracycline
  • Dùng thuốc chống ung thư
  • Hấp thụ chất béo kém
  • Uống thuốc làm loãng máu hoặc thuốc ảnh hưởng đến chảy máu hoặc đông máu

3.2. Thận trọng khi dùng vitamin E

Vitamin E nên được sử dụng thận trọng ở những người có:

  • Bệnh Alzheimer và các dạng suy giảm nhận thức khác
  • Tổn thương mắt
  • Vấn đề về thận
  • Vấn đề về tim
  • Vấn đề về da

Thận trọng vói một số trường hợp sử dụng Vitamin E
Thận trọng vói một số trường hợp sử dụng Vitamin E

3.3. Thận trọng khi bổ sung Vitamin D, vitamin B-6 và vitamin B-12

Vitamin D, vitamin B-6 và vitamin B-12 có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và huyết áp. Hãy sử dụng chúng một cách thận trọng nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu thấp hoặc huyết áp thấp. Bạn cũng nên cẩn trọng nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp.

Vitamin B-6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy cần dụng thận trọng nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang uống thuốc làm loãng máu.

Sử dụng vitamin B-12 một cách thận trọng nếu bạn có:

  • Vấn đề về tim
  • Huyết áp cao
  • Ung thư, hoặc có tiền sử ung thư
  • Các vấn đề về da
  • Các vấn đề về dạ dày-ruột
  • Kali thấp
  • Bệnh Gout

Nhiều loại thuốc không kê đơn phổ biến và thuốc theo đơn cũng có thể tương tác với vitamin. Nếu bạn dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tương tác tiềm năng trước khi bắt đầu bổ sung vitamin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe