Vitamin C: Công dụng, liều dùng thích hợp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Vitamin C hữu ích trong việc đẩy lùi các bệnh tật khác như cho các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm bệnh nướu, mụn trứng cá; viêm phế quản, bệnh suy giảm miễn dịch ở người (HIV)....

1. Công dụng của vitamin C

Thiếu vitamin C: Uống vitamin C bằng đường uống hoặc đường tiêm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin C, bao gồm cả bệnh scurvy. Ngoài ra, uống vitamin C có thể đảo ngược các vấn đề liên quan đến bệnh scurvy.

1.1. Có khả năng hiệu quả

  • Hấp thụ sắt: Sử dụng vitamin C cùng với sắt có thể làm tăng lượng chất sắt mà cơ thể hấp thụ ở người lớn và trẻ em.
  • Rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh - tyrosinemia: Uống vitamin C bằng đường uống hoặc tiêm giúp cải thiện chứng rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh mà nồng độ axit amin tyrosine trong máu quá cao là một trong nhiều nguyên nhân (vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit amin tyrosine).
  • Mất thị lực liên quan đến tuổi tác (thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi; AMD): Uống vitamin C, vitamin E, beta-carotene và kẽm giúp ngăn AMD trở nên tồi tệ hơn ở những người có nhiều yếu tố thuận lợi làm AMD tiến triển. Vẫn còn quá sớm để biết liệu sự kết hợp này có giúp những người có nguy cơ tiến triển AMD thấp hơn hay không. Ngoài ra, còn quá sớm để biết liệu vitamin C có giúp ngăn ngừa AMD hay không.
  • Tăng protein trong nước tiểu (albumin niệu): Uống vitamin C cộng với vitamin E có thể làm giảm protein trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Uống vitamin C cộng với vitamin E có thể làm giảm protein trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường
Uống vitamin C cộng với vitamin E có thể làm giảm protein trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường

  • Loạn nhịp tim (rung nhĩ): Uống vitamin C trước và trong vài ngày sau phẫu thuật tim giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim.
  • Làm trống đại tràng trước khi nội soi: Trước khi một người trải qua nội soi, người đó phải chắc chắn đã được làm sạch đại tràng. Việc làm sạch này được gọi là chuẩn bị ruột. Người bệnh cần uống 4 lít nước đã được pha thuốc để đảm bảo ruột được làm sạch. Nếu vitamin C được cho vào cùng, người bệnh sẽ chỉ cần uống 2 lít.

Điều này giúp người bệnh có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng hơn. Phương pháp này cũng ít tác dụng phụ xảy ra. Các thuốc đặc trị có chứa vitamin C dùng để chuẩn bị ruột như MoviPrep, Salix Parmoffees.

  • Cảm lạnh thông thường: Có một số tranh cãi về hiệu quả của vitamin C trong điều trị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy dùng 1-3 gram vitamin C có thể rút ngắn quá trình cảm lạnh từ 1 đến 1,5 ngày. Uống vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh.
  • Hội chứng đau khu vực phức tạp (CRPS): Uống vitamin C sau phẫu thuật hoặc chấn thương ở cánh tay hoặc chân dường như ngăn ngừa hội chứng đau khu vực phức tạp phát triển.
  • Ban đỏ sau khi làm thủ thuật thẩm mỹ trên da: Sử dụng kem dưỡng da có chứa vitamin C có thể làm giảm mẩn đỏ sau khi tái tạo bề mặt bằng laser để xóa sẹo và xóa nếp nhăn.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do tập thể dục với cường độ cao: Sử dụng vitamin C trước khi tập thể dục nặng, chẳng hạn như chạy marathon, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể xảy ra sau khi tập thể dục nặng.
  • Viêm dạ dày: Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm H.pylori có thể làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày. Uống vitamin C cùng với thuốc omeprazole có thể làm giảm tác dụng phụ này.

  • Bệnh Gout: Hấp thụ vitamin C cao hơn từ chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới. Nhưng vitamin C không giúp điều trị bệnh gút.
  • Viêm dạ dày nặng hơn do thuốc dùng để điều trị nhiễm H.pylori: Một số loại thuốc dùng để điều trị nhiễm H.pylori có thể làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày. Uống vitamin C cùng với thuốc omeprazole có thể làm giảm tác dụng phụ này.
  • Thiếu máu tán huyết: Uống bổ sung vitamin C có thể giúp kiểm soát bệnh thiếu máu ở những người đang lọc máu.
  • Huyết áp cao: Uống vitamin C cùng với thuốc có tác dụng hạ huyết áp giúp hạ huyết áp tâm thu (chỉ số trên của huyết áp) một lượng nhỏ. Nhưng nó dường như không làm giảm áp suất tâm trương (chỉ số dưới của huyết áp). Uống vitamin C dường như không làm giảm huyết áp khi uống mà không dùng kết hợp với thuốc hạ huyết áp.
  • Cholesterol cao: Uống vitamin C có thể làm giảm cholesterol lipoprotein một lượng nhỏ (LDL hoặc "có hại") ở những người có cholesterol cao.
  • Nhiễm độc chì: Tiêu thụ vitamin C trong chế độ ăn uống dường như làm giảm nồng độ chì trong máu.
  • Đau ngực kéo dài: Ở một số người dùng thuốc giảm đau ngực, cơ thể sẽ tăng khả năng chịu đựng và lâu dần thuốc sẽ hết tác dụng. Uống vitamin C dường như giúp các loại thuốc này, chẳng hạn như nitroglycerine, hoạt động lâu hơn.
  • Viêm xương khớp: Uống vitamin C từ các nguồn thực phẩm hoặc từ các chất bổ sung canxi ascorbate dường như ngăn ngừa mất sụn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người bị viêm xương khớp.
  • Hoạt động thể chất: Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như một phần của chế độ ăn kiêng có thể cải thiện hiệu suất vận động thể chất và sức mạnh cơ bắp ở người già. Ngoài ra, bổ sung vitamin C có thể cải thiện lượng oxy trong khi tập thể dục ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, uống vitamin C với vitamin E dường như không cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những người đàn ông lớn tuổi cũng đang thực hiện chế độ tập luyện.
  • Cháy nắng: Uống vitamin C bằng miệng hoặc bôi nó lên da cùng với vitamin E có thể ngăn ngừa cháy nắng. Nhưng uống vitamin C một mình không ngăn ngừa cháy nắng.
  • Da nhăn: Kem dưỡng da có chứa vitamin C có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da.

Kem dưỡng có chứa vitamin C giúp làm chậm quá trình lão hóa da
Kem dưỡng có chứa vitamin C giúp làm chậm quá trình lão hóa da

1.2. Có thể không hiệu quả

  • Viêm phế quản: Uống vitamin C bằng miệng dường như không có tác dụng đối với viêm phế quản.
  • Hen suyễn: Một số người mắc bệnh hen suyễn có lượng vitamin C trong máu thấp. Nhưng uống vitamin C dường như không làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc cải thiện các triệu chứng hen suyễn ở những người đã bị hen suyễn.
  • Cứng động mạch (xơ vữa động mạch): Hấp thụ vitamin C cao hơn như là một phần của chế độ ăn kiêng không làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C dường như không ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn ở hầu hết những người mắc bệnh này.
  • Ung thư bàng quang: Uống bổ sung vitamin C dường như không ngăn ngừa ung thư bàng quang hoặc giảm tử vong liên quan đến ung thư bàng quang ở nam giới.
  • Ung thư đại tràng: Hấp thụ vitamin C cao hơn từ thực phẩm hoặc chất bổ sung không làm giảm nguy cơ mắc ung thư ở đại tràng hoặc trực tràng.
  • Gãy xương: Uống vitamin C dường như không cải thiện chức năng, triệu chứng hoặc tỷ lệ chữa lành ở những người bị gãy cổ tay.
  • Loét dạ dày - tá tràng do HP: Uống vitamin C cùng với các loại thuốc dùng để điều trị nhiễm H.pylori dường như không loại bỏ H. pylori tốt hơn so với dùng thuốc một mình.

  • Tổn thương thần kinh (vận động di truyền và bệnh lý thần kinh cảm giác): Bệnh Charcot-Marie-Tooth là một nhóm các rối loạn di truyền gây tổn thương thần kinh. Uống vitamin C dường như không ngăn ngừa tổn thương thần kinh trở nên tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh này.
  • Tổn thương mắt liên quan đến thuốc interferon: Uống vitamin C bằng miệng dường như không ngăn ngừa tổn thương mắt ở những người dùng liệu pháp interferon cho bệnh gan.
  • Bệnh bạch cầu: Uống vitamin C dường như không ngăn ngừa bệnh bạch cầu hoặc tử vong do bệnh bạch cầu ở nam giới.
  • Ung thư phổi: Uống vitamin C, một mình hoặc với vitamin E, dường như không ngăn ngừa ung thư phổi hoặc tử vong do ung thư phổi.
  • Khối u ác tính: Uống vitamin C, một mình hoặc với vitamin E, không ngăn ngừa khối u ác tính hoặc tử vong do khối u ác tính.
  • Nguy cơ tử vong chung: Nồng độ vitamin C trong máu cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác dường như không ngăn ngừa được cái chết.
  • Bệnh ung thư tuyến tụy: Uống vitamin C cùng với beta-carotene cộng với vitamin E không ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
  • Huyết áp cao khi mang thai (tiền sản giật): Hầu hết các nghiên cứu cho thấy dùng vitamin C với vitamin E không ngăn ngừa huyết áp cao khi mang thai.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Uống bổ sung vitamin C dường như không ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
  • Các vấn đề về da liên quan đến phương pháp điều trị ung thư: Áp dụng giải pháp vitamin C cho da không ngăn ngừa các vấn đề về da do phương pháp điều trị bức xạ.

2. Làm thế nào để sử dụng vitamin C hiệu quả


Có thể sử dụng vitamin C thường xuyên để đạt được lợi ích cao nhất từ ​​nó
Có thể sử dụng vitamin C thường xuyên để đạt được lợi ích cao nhất từ ​​nó

Uống vitamin này bằng miệng có hoặc không dùng chung với thức ăn, thường là 1 - 2 lần mỗi ngày. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên gói sản phẩm, hoặc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu đang dùng viên nang giải phóng kéo dài, hãy nuốt toàn bộ chúng. Không nghiền nát hoặc nhai viên nang hoặc viên nén giải phóng kéo dài. Làm như vậy có thể giải phóng tất cả các loại thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Ngoài ra, không chia nhỏ các viên thuốc giải phóng kéo dài trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ yêu cầu bạn làm như vậy. Nuốt cả viên hoặc tách viên mà không nghiền nát hoặc nhai. Dùng sản phẩm này với một ly nước đầy (8 ounces / 240 ml) trừ khi bác sĩ hướng dẫn bạn cách khác.

Nếu đang dùng tấm wafer hoặc viên nhai, hãy nhai kỹ, sau đó nuốt. Nếu đang dùng viên ngậm, hãy đặt viên ngậm trong miệng cho nó tan dần.

Nếu đang dùng vitamin C dưới dạng bột, trộn kỹ trong nước hoặc thức ăn mềm thích hợp và khuấy đều. Dùng ngay sau khi trộn và dùng hết, không để lại cho lần sau. Nếu bạn đang sử dụng dạng lỏng của vitamin này, hãy cẩn thận đo liều bằng cách sử dụng một dụng cụ / muỗng đo đặc biệt. Không sử dụng muỗng trong gia đình vì bạn có thể không dùng đúng liều.

Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị.

Sử dụng vitamin này thường xuyên để đạt được lợi ích cao nhất từ ​​nó. Hãy dùng nó theo giờ giấc cố định để nhớ sử dụng hàng ngày.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các biểu hiện dị ứng, hay các biểu hiện bất thường sau khi sử dụng vitamin C.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe