Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Chuyên khoa Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Không phải lúc nào con người cũng nhiễm bệnh do virus gây ra mặc dù tiếp xúc với virus hàng ngày, trong môi trường sống. Lý do là bởi hệ miễn dịch của cơ thể giải quyết được phần lớn tình trạng này. Khi tiếp xúc lần đầu tiên với virus mới hoặc do phơi nhiễm lượng lớn virus, cơ thể mới bị nhiễm virus.
1. Virus là gì?
Virus được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện và là tổ tiên xa xưa của tất cả các loài, trong đó có con người, bởi chúng giúp chúng ta xây dựng bộ gen. Virus đã tồn tại trong khoảng thời gian từ rất lâu. Theo các nhà khoa học, có đến hơn 50% ADN trong bộ Gen của con người có từ virus retrovirus. Bên cạnh đó, virus cũng được coi là cơ sở hình thành nhiều enzyme sao chép ADN, đóng vai trò trong sự phân chia và phát triển tế bào.
Tuy nhiên, virus là tác nhân có khả năng gây bệnh truyền nhiễm với cả con người và động vật. Một số loại virus ít gây hại, chẳng hạn như virus cảm lạnh, khiến con người cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu nhưng không bị hậu quả lâu dài. Song, một số loại virus khác lại rất nguy hiểm, chúng có nguy cơ gây ra đại dịch và tử vong, chẳng hạn như đại dịch cúm diễn ra hàng năm với tốc độ lây lan nhanh. Theo thống kê, thế giới có khoảng 201.200 người chết do hô hấp cấp và hơn 83.300 bệnh nhân tử vong khác liên quan chỉ riêng trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009.
Không phải lúc nào chúng ta cũng nhiễm bệnh do virus gây ra mặc dù con người tiếp xúc với virus hàng ngày, trong môi trường sống. Lý do là bởi hệ miễn dịch của cơ thể giải quyết được phần lớn tình trạng này. Khi tiếp xúc lần đầu tiên với virus mới hoặc do phơi nhiễm lượng lớn virus, cơ thể mới bị ốm
Khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus cúm có thể không bảo vệ được chúng ta nữa bởi các chủng virus cúm thông thường cũng thay đổi theo từng năm. Đặc biệt, bên cạnh khả năng biến đổi, virus còn có tốc độ lây lan và tái tạo nhanh chóng. Chúng trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt và là tác nhân gây bệnh đáng sợ.
Vắc -xin chính là cách phòng chống tốt những bệnh do virus gây ra, với cơ chế kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, để cơ thể phản ứng bảo vệ hiệu quả hơn khi nhiễm virus. Nhiều chủng virus như sởi, rubella, cúm hay đậu mùa cung giảm mức nguy hiểm nếu được tiêm vắc-xin đầy đủ.
2. Nguồn bệnh truyền nhiễm do virus
Nguồn bệnh truyền nhiễm do virus chính là môi trường sống trong đó các tác nhân gây bệnh sống, phát triển và nhân lên. Nguồn bệnh truyền nhiễm bao gồm con người, động vật và môi trường.
Nguồn bệnh truyền nhiễm từ người sang người do virus gây ra: Nhiều nguồn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra lây truyền trực tiếp từ người sang người. Các bệnh lây truyền từ người sang người không qua trung gian bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sởi, quai bị, nhiễm liên cầu khuẩn và nhiều mầm bệnh đường hô hấp. Bởi vì con người là ổ chứa virus đậu mùa duy nhất, bệnh đậu mùa tự nhiên đã bị loại bỏ sau khi trường hợp cuối cùng được xác định và phân lập.
Người mang mầm bệnh thường truyền bệnh vì họ không nhận ra mình bị nhiễm bệnh và do đó không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào để ngăn ngừa lây truyền. Mặt khác, một số cho rằng bệnh của họ ít bị lây nhiễm hơn vì họ không ra ngoài, phòng ngừa để giảm lây truyền hoặc điều trị hạn chế bệnh.
Nguồn bệnh truyền nhiễm ở động vật do virus gây ra: Con người cũng là đối tượng của các bệnh có nguồn truyền nhiễm từ động vật. Nhiều trong số các bệnh này được truyền từ động vật sang động vật, với con người là vật chủ ngẫu nhiên. Nhiều bệnh truyền nhiễm mới được công nhận ở người, bao gồm cả nhiễm Ebola và SARS, được cho là đã xuất hiện từ vật chủ, mặc dù những vật chủ này chưa được xác định.
Nguồn bệnh truyền nhiễm trong môi trường do virus gây ra: Thực vật, đất và nước trong môi trường cũng là nơi chứa một số tác nhân truyền nhiễm. Nhiều tác nhân, chẳng hạn như những tác nhân gây bệnh histoplasmosis, sống và nhân lên trong đất. Sự bùng phát của bệnh Legionnaires thường bắt nguồn từ nguồn cung cấp nước trong tháp giải nhiệt và thiết bị ngưng tụ bay hơi, đây là nguồn chứa sinh vật gây bệnh Legionella pneumophila.
3. Virus thường lây lan qua phương thức nào?
Virus thường lây lan qua các phương thức dưới đây:
3.1 Đường hô hấp
Thông qua dịch cơ thể, chẳng hạn như khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các chất dịch này bắn ra, virus có thể lơ lửng trong không khí một khoảng thời gian hoặc bám vào đủ các loại bề mặt. Đây chính là phương thức mà dễ lây lan bệnh truyền nhiễm nhất do khả năng phát tán cao và khó kiểm soát. Cộng đồng càng đông đúc thì việc này càng không thể lường trước được.
Các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây qua đường hô hấp rất phổ biến, chẳng hạn như
- Lao
- Cúm
- Nhiễm não mô cầu
- Thuỷ đậu
- Sởi.
- Viêm phổi do virus (SARS, COVID19)
- Bệnh bạch hầu.
3.2 Đường tiêu hóa
Đây cũng được coi là hình thức lây nhiễm phổ biến của virus, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Các mầm bệnh này sẽ lây lan qua đường ăn uống, thực phẩm và nguồn nước. Ngoài ra, không quản lý tốt vệ sinh nơi sinh sống, đặc biệt là nguồn phân thì nguy cơ lây nhiễm qua đường này còn tăng lên gấp nhiều lần, phân người hay phân động vật đều có nguy cơ cao.
Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra lây lan qua đường tiêu hoá, chẳng hạn như:
- Bệnh tả, bệnh này có thể gây dịch lớn nếu kiểm soát không tốt.
- Bệnh lỵ: có thể do lỵ trực trùng hoặc lỵ amip.
- Thương hàn.
- Viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi E.
3.3 Lây qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra
- Lây lan qua đường máu, chẳng hạn như: Viêm gan siêu vi B, nhiễm virus HIV, Viêm gan D, sốt rét,...
- Lây lan qua tiếp xúc dịch tiết, qua quan hệ tình dục: Sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV, Nhiễm Herpes...
- Ngoài da: Ghẻ, nấm da,...
Xem thêm: Một số bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục
3.4. Lây qua động vật trung gian truyền bệnh
Trong cách thức này, động vật trung gian truyền bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đường lây truyền. Đây chính là một yếu tố cấu thành và khi ngăn chặn nguồn tiếp xúc với động vật này có thể làm giảm khả năng mắc bệnh. Một số động vật là trung gian truyền bệnh, chẳng hạn như:
- Sốt xuất huyết thông qua muỗi vằn
- Viêm não Nhật Bản thông qua mũi culex
- Sốt rét thông qua muỗi Anophen
- Sốt mò thông qua ấu trùng bọ ve mò
- Bệnh dại thông qua chó
- Dịch hạch thông qua chuột
- Tôm, nghêu, sò, ốc,... trung gian của nhiều loại sán, ấu trùng, ký sinh trùng như vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, amip, ....
Ngoài ra, virus còn truyền bệnh theo cách gián tiếp, tức là chuyển tác nhân truyền nhiễm từ nguồn nhiễm sang vật chủ thông qua chất dịch tồn tại trong không khí, các vật thể khác( tay nắm cửa...).
Truyền trong không khí xảy ra khi các tác nhân truyền nhiễm được mang theo bụi hoặc chất dịch lơ lửng trong không khí. Bụi trong không khí bao gồm vật liệu đã lắng xuống bề mặt và trở lại bởi các luồng không khí cũng như các hạt truyền nhiễm được thổi từ đất bởi gió. Chất dịch nhỏ giọt là cặn khô có kích thước dưới 5 micron. Trái ngược với những giọt nước rơi xuống đất trong một vài feet, chất dịch nhỏ giọt có thể lơ lửng trong không khí trong thời gian dài và có thể bị thổi bay trên một khoảng cách lớn. Ví dụ, bệnh sởi đã xảy ra ở trẻ em đến phòng mạch của bác sĩ sau khi trẻ bị sởi rời đi, vì virus sởi vẫn lơ lửng trong không khí.
Các vật dụng có thể gián tiếp truyền một tác nhân truyền nhiễm bao gồm thực phẩm, nước, các chế phẩm sinh học (máu) và fomite (các vật vô tri như khăn tay, khăn trải giường hoặc dao mổ). Vật thể có thể mang mầm bệnh một cách thụ động - vì thực phẩm hoặc nước có thể chứa vi rút viêm gan A.
4. Một số bệnh do virus gây ra
- Virus Rota
Đây là virus gây ỉa chảy rất lớn ở trẻ em và người lớn. Thông qua đường ăn, uống, virus xâm nhập vào cơ thể. Virus làm giảm chức năng hấp thụ của ruột bằng cách nhân lên chủ yếu ở tế bào trụ ruột non, làm ứ đọng các chất carbohydrate bên ngoài thành ruột, do đó kéo theo nước gây ra dấu hiệu tiêu chảy, phân chứa nhiều nước, hiếm khi kèm máu. Bệnh nhân thường ỉa chảy nhiều lần trong ngày, kèm theo sốt nhẹ, ít nôn. Bệnh thường diễn ra vào mùa thu - đông với trẻ em dưới 2 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 12 tháng.
- Virus gây bệnh bại liệt (Poliovirus)
Virus gây bệnh bại liệt cũng như các virus đường ruột khác, lây bệnh qua đường ăn uống do nhiễm virus từ nước tiểu hoặc phân của người bệnh.Thời gian ủ bệnh từ 5 tới 10 ngày sau khi ăn phải các chất nhiễm khuẩn.
- Virus gây viêm gan A
Virus viêm gan A thuộc họ virus đường ruột với những đặc điểm sinh học giống như virus đường ruột cùng sức đề kháng khá bền vững.
Virus viêm gan A thường gặp ở trẻ em và thiếu niên, lây lan qua đường tiêu hóa. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ nhân lên ở tế bào biểu mô ống tiêu hóa. Một phần virus thải được trừ ra phân, còn lại phần lớn tràn vào máu gây nhiễm virus huyết khi đã có số lượng lớn virus. Khi tràn vào máu, virus làm tối gan, thận, lách làm hủy hoại tế bào, đặc biệt tế bào gan.
- Virus viêm gan B
Virus viêm gan B thường lây lan qua đường máu ( truyền máu, tiêm chích, mẹ truyền sang cho con qua rau thai...), qua đường tình dục, hiếm khi lây lan qua đường tiêu hóa. Giai đoạn ủ bệnh sau khi nhiễm virus khá dài, khoảng 60 đến 180 ngày với rất ít triệu chứng.
- Virus gây sốt xuất huyết
Virus chỉ lây lan từ động vật sang người hoặc từ người bệnh sang người lành thông qua đường muỗi hút máu rồi truyền bệnh. Virus gây bệnh có tên là virus Dengue. Muỗi aedes là muỗi truyền virus Dengue.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: aaha.org, who.int, cdc.gov