Chúng ta đều biết rằng, sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là nhiệt tộ. Nhiệt độ thích hợp có thể giúp sinh vật phát triển nhanh chóng, song nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể khiến cho sinh vật chậm phát triển, thậm chí có thể bị giết chết bởi nhiệt độ.
1. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới virus?
Mỗi một loại virus đều phát triển trong một khoảng nhiệt độ nhất định, ngoài khoảng nhiệt độ đó ra, virus sẽ bị hạn chế sự phát triển. Có một vài khái niệm liên quan đến nhiệt độ phát triển của virus đó là:
- Nhiệt độ tối ưu: là nhiệt độ mà ở đó virus phát triển thuận lợi nhất.
- Nhiệt độ cao nhất: là mức nhiệt độ giới hạn tối đa, khi ở nhiệt độ đó virus vẫn phát triển nhưng chậm và yếu, nếu quá giới hạn đó virus sẽ bị tiêu diệt.
- Nhiệt độ thấp nhất: là mức nhiệt độ thấp nhất virus vẫn có thể tồn tại và phát triển yếu, nếu nhiệt độ thấp hơn mức này thì virus có thể bị tiêu diệt.
Nhiệt độ thấp thường không gây chết virus ngay mà nó sẽ tác động lên khả năng chuyển hóa các hợp chất, làm ức chế hoạt động của các enzym, làm thay đổi khả năng trao đổi chất của chúng. Do đó làm cho virus mất khả năng phát triển và nhân lên. Khả năng gây chết virus ở nhiệt độ thấp thường diễn ra từ từ chứ không đột ngột như ở nhiệt độ cao.
Nhiệt độ cao quá thường khiến virus chết một cách nhanh chóng, do nhiệt độ cao gây biến tính protit, lập tức làm hệ enzym không hoạt động được do đó virus dễ dàng bị tiêu diệt.
2. Nhiệt độ cơ thể con người ảnh hưởng như thế nào tới virus?
Khi bạn bị sốt không làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Sốt có thể giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng theo hai cách sau đây:
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn sẽ tăng tốc độ hoạt động của các tế bào, bao gồm cả những tế bào chống lại bệnh tật, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus nhanh hơn.
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng khiến vi khuẩn và virus phát triển mạnh hơn trong cơ thể.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ lây lan của bệnh truyền nhiễm
Như chúng ta đã biết, chỉ trong vòng 1 năm 2015, virus Zika đã vượt ra khỏi sự cô lập ở các nhóm đảo nhỏ nằm ở Thái Bình Dương, vượt qua châu Mỹ và lây nhiễm cho khoảng 500.000 người ở 40 quốc gia. Làm thế nào mà nó đột nhiên lây lan nhanh như vậy? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu chịu một phần trách nhiệm cho sự lây lan nhanh chóng của virus Zika.
Chúng tôi nhắc đến virus Zika chứ không phải một loại virus gây bệnh truyền nhiễm nào khác vì nó là một trong những nghiên cứu điển hình đã được đề cập tại Cuộc họp về Khí hậu và Sức khỏe tại Trung tâm Carter ở Atlanta. Các diễn giả đã thảo luận về một loạt các tác động của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng như: làm cho cây thường xuân độc hơn, làm cho màu dị ứng kéo dài và dữ dội hơn, làm tăng sóng nhiệt giết người, không khí ô nhiễm...
Và khi khí hậu thay đổi, nhiệt độ trái đất tăng, chúng ta sẽ phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn. Nhiều đợt bùng phát dịch bệnh do các loại virus truyền nhiễm gây ra như dịch Ebola, dịch Zika,... nhiều đại dịch như đại dịch cúm gà,...
Như năm 2015, khi virus Zika lây lan nhanh chóng ra nhiều nơi trên thế giới, đó là năm ấm nhất được ghi nhận theo báo cáo của NASA. Đó là năm có biên độ lớn nhất từng được ghi nhận. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu gần 2 thập kỷ và nhận thấy bệnh sốt xuất huyết ở 8 quốc gia Đông Nam Á trở nên tồi tệ hơn nhiều trong những năm xảy ra tình trạng El Nino. Trong những năm ấm hơn, virus gây bệnh sốt xuất huyết đã lan xa hơn, với tốc độ nhanh hơn và lây nhiễm cho nhiều người hơn so với những năm có nhiệt độ trung bình thấp hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy không chỉ có virus Zika, virus gây bệnh sốt xuất huyết mà bất kỳ loại virus nào lây nhiễm qua muỗi thì khi nhiệt độ ấm hơn sẽ giúp chúng phát triển nhanh hơn. Bởi thông thường muỗi thường nhỏ hơn khi chúng nở trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn và chúng có hành vi hút máu nhiều hơn để có đủ máu cho chúng phát triển trứng. Do đó con người sẽ bị muỗi cắn nhiều hơn vào những năm nhiệt độ tăng, khiến cho chúng có khả năng truyền bệnh cao hơn.
Kể từ năm 2015, trái đất đã vượt qua mức nóng nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta sắp phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm hơn, không chỉ có các bệnh truyền từ động vật sang người. Các bệnh lây truyền qua đường nước như bệnh tả cũng đang trở lên phổ biến hơn. Và chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mầm bệnh lớn. Có nhiều loại virus gây bệnh truyền nhiễm mới cho con người như sốt Rift Valley, mà con người đã bắt được từ các loại động vật như cừu và gia súc đã gây ra dịch bệnh ở Châu Phi. Sốt vàng da là một căn bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra ở Châu Phi và Nam Mỹ. Hay hội chứng hô hấp Trung Đông hay MERS là căn bệnh gây ra bởi một loại virus truyền từ lạc đà sang người.
Như vậy có thể thấy nhiệt độ môi trường tăng lên đang làm tăng tốc độ lây lan của virus gây bệnh truyền nhiễm. Điển hình là những dịch bệnh lớn chúng ta đã trải qua như dịch Ebola, dịch Zika, dịch MERS,... Con người cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, vì nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, và nó còn tác động tiêu cực đến cả đời sống kinh tế - xã hội của chúng ta nữa.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com