Có bốn loại virus cúm: A, B, C và D. Chim hoang dã - đặc biệt là vịt hoang dã, ngỗng, thiên nga, mòng biển, chim bờ và chim nhạn - là vật chủ tự nhiên của hầu hết các loại virus cúm A.
1. Các loại virus cúm A
Virus cúm A được chia thành các loại virus khác dựa trên cơ sở hai protein trên bề mặt của virus. Có 18 phân nhóm HA được biết đến và 11 phân nhóm NA được biết đến. Có nhiều sự kết hợp khác nhau của protein HA và NA.
Ví dụ, một loại virus H7N2, được chỉ định một loại virus cúm A có 7 protein HA và 2 protein NA. Tương tự, một loại virus H5, virus H5N1 có 5 protein HA và 1 protein NA.
Tất cả các loại virus cúm A đã biết có thể lây nhiễm do chim, ngoại trừ các virus khác như virus H17N10 và H18N11, chỉ được tìm thấy ở dơi. Chỉ có hai loại virus cúm A, bao gồm virus H1N1 và H3N2 hiện đang được lưu hành ở người. Một số phân nhóm khác được tìm thấy trong các loài động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như nhiễm virus H7N7 và H3N8 có thể gây bệnh cho ngựa và nhiễm virus H3N8 gây bệnh cho ngựa và chó.
Virus cúm gia cầm (AI) - Virus cúm lây nhiễm cho chim, có thể tiến hóa thành các dòng di truyền riêng biệt ở các vị trí địa lý khác nhau. Những dòng di truyền khác nhau có thể được phân biệt bằng cách nghiên cứu cấu trúc di truyền của những virus này. Ví dụ, vi-rút AI lưu hành ở chim tại khu vực châu Á, được gọi là virus AI dòng dõi châu Á, có thể được công nhận là có sự khác biệt về mặt di truyền với virus AI lưu hành ở các loài chim tại khu vực Bắc Mỹ (được gọi là vi-rút AI dòng dõi Bắc Mỹ). Các phân loại dòng dõi rộng này có thể được thu hẹp hơn nữa bằng các so sánh cấu trúc di truyền, điều này cho phép các nhà nghiên cứu nhóm các virus liên quan chặt chẽ nhất với nhau.
2. Khả năng gây bệnh của virus cúm A
Virus cúm A được chỉ định là cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao (HPAI) hoặc cúm gia cầm có khả năng gây bệnh thấp (LPAI) dựa trên đặc điểm phân tử của vi-rút và khả năng vi-rút gây bệnh và tử vong ở gà trong phòng thí nghiệm. Chỉ định HPAI và LPAI không đề cập đến mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các trường hợp xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở người với các vi-rút này; cả virut LPAI và HPAI đều gây bệnh nặng ở người.
Gia cầm bị nhiễm vi rút LPAI có thể không có dấu hiệu bệnh hoặc chỉ biểu hiện bệnh nhẹ (như lông xù và giảm sản lượng trứng) có thể không được phát hiện. Nhiễm trùng gia cầm có virus HPAI có thể gây bệnh nặng với tỷ lệ tử vong cao. Cả virus HPAI và LPAI đều có thể lây lan nhanh qua đàn gia cầm. Nhiễm virus HPAI có thể gây bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng với tỷ lệ tử vong lên tới 90% đến 100% ở gà, thường trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, vịt có thể bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu bị bệnh. Có sự khác biệt về di truyền và kháng nguyên giữa các phân nhóm virus cúm A thường chỉ lây nhiễm cho chim, những loài có thể lây nhiễm cho chim và người.
Virus cúm gia cầm hiếm khi lây nhiễm cho người. Các loại virus cúm A khác được xác định là những virus cúm gia cầm đã gây nhiễm trùng ở người là virus H5, H7 và H9. Các loại virus khác, chẳng hạn như H10N8, H10N7 và H6N8, cũng đã được phát hiện ở người, nhưng ở mức độ thấp hơn.
2.1 Cúm A H5
Cúm A H5 bao gồm 9 loại virus : H5N1 , H5N2, H5N3, H5N4, H5N5, H5N6, H5N7, H5N8 và H5N9. Hầu hết các vi-rút H5 được xác định trên toàn thế giới ở chim và gia cầm hoang dã là LPAI, tuy nhiên có một số trường hợp được xác định là có sự xuất hiện của virus HPAI. Nhiễm vi-rút H5 lẻ tẻ ở người đã xảy ra, chẳng hạn như vi-rút HPAI H5N1 thuộc dòng châu Á hiện đang lưu hành ở gia cầm tại khu vực châu Á và Trung Đông. Nhiễm trùng virus H5N1 ở người đã được báo cáo ở 16 quốc gia, virus này thường dẫn đến viêm phổi nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn 50% ở các trường hợp nhiễm bệnh.
2.2 Cúm A H7
Cúm A H7 bao gồm 9 loại virus: H7N1, H7N2, H7N3, H7N4, H7N5, H7N6, H7N7, H7N8 và H7N9). Hầu hết các virus H7 được xác định trên toàn thế giới, xuất hiện ở chim và gia cầm hoang dã. Đây là những virus LPAI. Nhiễm virus H7 ở người thường không xảy ra phổ biến. Các virus H7 được xác định thường xuyên nhất liên quan đến nhiễm trùng ở người là virus cúm A (H7N9) dòng dõi châu Á, được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2003.
Mặc dù nhiễm trùng ở người rất hiếm gặp, nhưng chúng có thể khiến con người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp tiến triển một cách nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.
Ngoài các virus H7N9 dòng dõi châu Á, nhiễm virus H7N2, H7N3, H7N7 cũng đã được báo cáo. Những virus này chủ yếu gây ra bệnh nhẹ đến trung bình ở người, với các triệu chứng bao gồm viêm kết mạc hoặc các triệu chứng đường hô hấp trên.
2.3 Cúm A H9
Cúm A H9 bao gồm 9 loại virus: H9N1, H9N2, H9N3, H9N4, H9N5, H9N6, H9N7, H9N8 và H9N9. Tất cả các virus H9 được xác định trên toàn thế giới ở chim và gia cầm hoang dã là virus LPAI. Virus H9N2 đã được phát hiện trong quần thể chim ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Virus H9N2 hiếm khi xuất hiện ở người, có một vài trường hợp gây bệnh ở người được báo cáo là thường gây ra bệnh đường hô hấp trên nhẹ.
Hiện nay tại Việt Nam, dịch cúm A/H5N6 đang bùng phát trở lại, hiện đang xuất hiện tại 5 tỉnh với hàng nghìn gia cầm đã được tiêu hủy. Nguy cơ dịch lây lan rất cao và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng là rất lớn, vì vậy, chúng ta cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Hiện nay, bệnh cúm A/H1N1 có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vắc-xin cúm. Tại các cơ sở thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên khắp cả nước đều có vắc-xin chủng ngừa cúm dành cho trẻ em (từ 6 tháng tuổi trở lên) và người lớn. Ngoài cúm A/H1N1, vắc-xin còn có thể giúp phòng ngừa 2 loại virus gây bệnh cúm khác là cúm A/H3N2 và cúm B.
Sau khi tiêm khoảng 2 - 3 tuần, vắc-xin sẽ tạo kháng thể để giúp cơ thể phòng ngừa các triệu chứng virus cúm A/H1N1 gây ra. Vắc-xin duy trì tác dụng trong khoảng 6-12 tháng. Do đó, cần tiêm phòng hàng năm vì có thể các chủng virus sẽ biến đổi và lây truyền với tốc độ rất nhanh.
Trong trường hợp người bệnh đã bị nhiễm virus cúm và tiêm vắc-xin thì sau khi tiêm vẫn có khả năng bị bệnh cúm.
Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất, cả trẻ em và người lớn cần lưu ý tiêm đúng lịch và tiêm đủ mũi, đặc biệt là mũi nhắc lại.
Bệnh cúm A/H1N1 có thể tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, đồng thời bệnh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec:
- Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Quý khách có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov
XEM THÊM:
- Biến chứng của cúm mùa
- Điều trị cúm A/H1N1 thế nào?
- Thời gian ủ bệnh của virus cúm A/H1N1?