Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Virus cúm A là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người lớn. Virus cúm xâm nhập phổi và khiến phổi sưng lên, chặn dòng oxy. Nhiều ca viêm phổi do virus có thể tự khỏi trong vòng vài tuần nhưng có những trường hợp nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
1. Viêm phổi do virus là gì?
Viêm phổi nặng do vi rút cúm A là một bệnh nhiễm trùng phổi do virus gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất là cúm A, nhưng người bệnh cũng có thể bị viêm phổi do nhiều nguyên nhân khác như vi khuẩn, nấm.
Virus cúm A thường bám vào phần trên của hệ hô hấp, nhưng bệnh lý bắt đầu diễn ra khi chúng đi xuống phổi của người bệnh. Sau đó, các phế nang trong phổi bị nhiễm trùng và bị viêm, chứa nhiều chất lỏng.
Viêm phổi do virus gây ra có thể nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Virus xâm nhập vào phổi và nhân lên; tuy nhiên, hầu như người bệnh lại không có dấu hiệu của mô phổi chứa nhiều chất lỏng.
Viêm phổi này nghiêm trọng nhất thường xảy ở những người mắc bệnh tim hoặc phổi từ trước, các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai v.v... Viêm phổi do virus có thể phức tạp khi vi khuẩn tiếp tục xâm nhập sau khi virus đã gây viêm phổi, với các triệu chứng điển hình của viêm phổi do vi khuẩn.
Viêm phổi nặng do vi rút cúm A được định nghĩa là những tổn thương nặng ở phổi do virus cúm A gây ra có tốc độ tiến triển bệnh nhanh.
Trắc nghiệm: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?
Để nhận biết phổi của bạn có thật sự khỏe mạnh hay không và làm cách nào để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm sau đây.2. Triệu chứng viêm phổi nặng
Các triệu chứng của viêm phổi do virus ở mức độ nặng như sau:
- Sốt
- Lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm màu vàng hoặc xanh
- Khó thở
- Run rẩy
- Ớn lạnh
- Đau cơ
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Yếu cơ
- Ăn mất ngon
- Đau ngực dữ dội hoặc đau nhói, đặc biệt là khi ho hoặc hít thở sâu
- Đổ mồ hôi nhiều
- Thở nhanh và nhịp tim nhanh
- Môi và móng tay màu xanh
Viêm phổi do virus biểu hiện khác nhau ở mỗi nhóm tuổi. Trẻ nhỏ bị viêm phổi do virus có xu hướng có các triệu chứng lúc đầu nhẹ nhưng dần dần xấu đi. Trẻ em bị viêm phổi do virus có thể thở khò khè và da và môi xanh tím do thiếu oxy. Người lớn trên 65 tuổi có thể có triệu chứng nhiệt độ cơ thể thấp bất thường, lú lẫn và chóng mặt.
3. Những người có yếu tố nguy cơ mắc viêm phổi?
Viêm phổi do virus có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, do virus cúm A rất dễ lây lan. Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ mắc viêm phổi do virus cao hơn nếu có các yếu tố sau:
- Người trên 65;
- Trẻ từ 2 tuổi trở xuống;
- Sống trong môi trường đông người như viện dưỡng lão, nhà tù hoặc ký túc xá;
- Người làm việc trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão;
- Người hút thuốc lá;
- Người mắc một số bệnh lý mãn tính như bệnh tim, hô hấp hoặc bệnh tự miễn;
- Người có hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương, như người mắc ung thư hoặc nhiễm virus HIV;
- Người mới hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
4. Chẩn đoán viêm phổi nặng do vi rút cúm A
Để chẩn đoán viêm phổi nặng do vi rút cúm A, đầu tiên bác sĩ khám tổng thể và hỏi người bệnh về các triệu chứng hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ nghe phổi của người bệnh bằng ống nghe để phát hiện các âm thanh do tổn thương trong phổi gây ra. Nhưng nếu bác sĩ không chắc chắn, người bệnh có thể cần phải chụp X-quang lồng ngực.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như:
- Đo nồng độ Oxy trong máu;
- Xét nghiệm đờm;
- Chụp CT scan để xem xét kỹ hơn các tổn thương ở phổi;
- Nuôi cấy dịch màng phổi;
- Nội soi phế quản;
- Xét nghiệm ngoáy mũi để kiểm tra tác nhân gây bệnh có phải virus cúm A hay không;
- Công thức máu toàn phần (CBC) để phát hiện tình trạng viêm;
- Cấy máu.
5. Xử trí viêm phổi nặng do vi rút cúm A
Khi xử trí viêm phổi nặng do vi rút cúm A, bác sĩ sẽ không kê thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm phổi do virus, do thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus. Thông thường, để điều trị viêm phổi do virus bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm đau và hạ sốt.
Do viêm phổi nặng do vi rút cúm A nên bắt buộc người bệnh sẽ phải điều trị tại bệnh viện. Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số các phương pháp điều trị như sau:
- Thở oxy xâm nhập hoặc không xâm nhập
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn thứ phát
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào trong cơ thể
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để bù dịch
Virus cúm A là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở người lớn. Nhiều ca viêm phổi do virus có thể tự khỏi trong vòng vài tuần nhưng có những trường hợp nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Vì vậy bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ nên đăng kí khám chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị kịp thời
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.