Viêm mũi dị ứng là gì?

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai Mũi Họng, Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Ví dụ về dị nguyên thường gặp là phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, bọ nhà, ...

1. Dấu hiệu để nhận biết viêm mũi dị ứng

Theo hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ (AAAI) có từ 10% – 30% dân số thế giới có các biểu hiện của viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Hắt hơi.
  • Chảy nước mũi trong.
  • Ngạt mũi.
  • Ngứa mũi.
  • Ho.
  • Cảm giác đờm ở trong họng.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Các triệu chứng của cơ địa dị ứng như: da khô, ngứa da.

Bệnh nhân có thể chỉ có một hoặc một vài triệu chứng kể trên và các triệu chứng thường xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Có bệnh nhân các triệu chứng xuất hiện theo mùa, có bệnh nhân với các triệu chứng xuất hiện cả năm.

2. Khi nào cần phải đi khám bác sĩ?


Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả

Cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp:

  • Bạn có các triệu chứng kéo dài hoặc dai dẳng
  • Các thuốc điều trị cũ không còn tác dụng

3. Làm sao để bác sĩ chẩn đoán viêm mũi dị ứng?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng và tiền sử gia đình trước khi thực hiện thăm khám lâm sàng. Việc ghi nhớ các yếu tố kích thích gây ra các triệu chứng rất có ích giúp bác sĩ xác định chính xác dị nguyên gây viêm mũi dị ứng.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số test lẩy da để xác định xem bạn có phản ứng với loại dị nguyên nào.

Bác sĩ cũng có thể đề xuất xét nghiệm máu để định lượng một vài yếu tố miễn dịch ở trong máu của bạn.

4. Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?


Thuốc kháng histamine xịt tại chỗ giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamine xịt tại chỗ giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại thuốc nào là phù hợp nhất đối với bạn dựa trên các triệu chứng, tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại. Về cơ bản được chia thành các thuốc uống toàn thân và các loại thuốc dùng tại chỗ.

Các loại thuốc uống toàn thân như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc co mạch
  • Thuốc kháng leucotriens.
  • Thuốc steroid.

Các loại thuốc xịt tại chỗ:

  • Thuốc corticoid xịt tại chỗ
  • Thuốc kháng histamine xịt tại chỗ
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Thuốc nhỏ dưới lưỡi.

5. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?


Tránh tiếp xúc với phấn hoa cũng như các tác nhân gây dị ứng
Tránh tiếp xúc với phấn hoa cũng như các tác nhân gây dị ứng

Các tốt để phòng ngừa sự xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng là Ngưng hút thuốc lá; Tránh tiếp xúc với các chất dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi.

Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, tránh bụi. Những bệnh nhân dị ứng với phấn hoa theo mùa nên hạn chế ra ngoài vào những mùa đặc biệt trong năm và nên đóng cửa sổ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe