Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, một tuần uống rượu sẽ làm giảm các phân tử bảo vệ trong ruột và tăng tính thấm của ruột, cả hai đều là dấu hiệu của viêm loét đại tràng. Do đó, những người bị viêm loét đại tràng nên tránh uống rượu.
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Viêm loét đại tràng tạo ra các vết loét nhỏ gọi là loét trên niêm mạc ruột kết. Nó thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên trên. Tình trạng viêm khiến ruột di chuyển nhanh chóng và làm rỗng ruột thường xuyên. Khi các tế bào trên bề mặt niêm mạc ruột chết đi, các vết loét sẽ bắt đầu hình thành. Các vết loét có thể chảy máu, dịch nhầy hoặc thậm chí là mủ.
Mức độ nghiêm trọng của viêm loét đại tràng khác nhau giữa mỗi người bệnh, các triệu chứng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng viêm loét đại tràng bao gồm:
- Đau và tăng âm bụng
- Đi ngoài phân có máu
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đau trực tràng
- Giảm cân
- Suy dinh dưỡng
- Các triệu chứng khác như đau khớp, sưng khớp, buồn nôn và giảm cảm giác thèm ăn, vấn đề về da, lở miệng, viêm mắt.
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng có thể là do kết quả của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Các yếu tố có thể đóng một vai trò trong việc phát triển viêm loét đại tràng bao gồm:
- Cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình đã mắc bệnh này.
- Mắc một loại rối loạn miễn dịch.
- Nhân tố môi trường như vi khuẩn, vi rút và kháng nguyên có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch.
2. Mối liên hệ giữa rượu và viêm loét đại tràng
Uống rượu quá mức trong thời gian dài có thể gây ra một loạt các vấn đề bao gồm nghiện rượu, xơ gan và các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, những người uống một lượng rượu khiêm tốn lại có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.
Các vấn đề xung quanh viêm loét dạ dày đại tràng và uống rượu rất phức tạp. Rượu có thể mang đến ưu nhược điểm đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Về ưu điểm, các chuyên gia đã kiểm tra kết quả của hơn 300.000 bệnh nhân cho thấy rượu thực sự có thể có tác dụng bảo vệ. Nghiên cứu đưa ra hai kết luận chính:
- Uống cà phê không liên quan đến bùng phát viêm loét đại tràng.
- Uống rượu trước khi chẩn đoán viêm loét đại tràng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Mặt khác, các nghiên cứu phát hiện ra rằng, rượu và các sản phẩm phụ có cồn làm trầm trọng thêm phản ứng viêm trong ruột khiến cho viêm loét đại tràng tồi tệ hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một tuần uống rượu làm giảm các phân tử bảo vệ trong ruột và tăng tính thấm của ruột, cả hai đều là dấu hiệu của viêm loét đại tràng. Các chuyên gia ở Nhật Bản phát hiện ra rằng, hút thuốc và rượu đều có liên quan độc lập tới việc bùng phát viêm loét đại tràng.
3. Uống rượu ảnh hưởng thế nào đối với bệnh viêm loét đại tràng
Những người bị viêm loét đại tràng nếu uống rượu sẽ trải qua các kết quả khác nhau. Một số người bị tái phát dưới dạng một cơn cấp tính, nặng. Những người khác sẽ có nguy cơ cao tổn thương gan mãn tính, cuối cùng dẫn đến suy gan do sự tích tụ các chất độc làm tổn thương ruột và niêm mạc gan.
Những người khác có nguy cơ gia tăng các triệu chứng như:
- Buồn nôn và nôn
- Xuất huyết đường tiêu hóa trên
- Tiêu chảy
Rượu cũng có thể tương tác với thuốc bạn đang dùng, làm thay đổi sự bài tiết của các phân tử thuốc hoạt động, dẫn đến tổn thương gan và các biến chứng nguy hểm khác.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy những người bị viêm loét đại tràng nên tránh uống rượu và hút thuốc. Thay vào đó là có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lối sống lành mạnh và hoạt động thể chất điều độ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo:
- Boyko, E. J., Perera, D. R., Koepsell, T. D., Keane, E. M., & Inui, T. S. (1989, May). Coffee and alcohol use and the risk of ulcerative colitis. The American Journal of Gastroenterology, 84 (5),530-534
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2719009 - Brown, A. C., Rampertab, S. D., & Mullin, G. E. (2011, June). Existing dietary guidelines for Crohn's disease and ulcerative colitis. Expert Review of Gastroenterology & Hepatology, 5 (3), 411-425
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21651358 - Knight, C. & Murray, K. F. (2009, December). Hepatobiliary associations with inflammatory bowel disease. Expert Review of Gastroenterology & Hepatology, 3 (6), 681-691
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19929587 - Nakamura, Y., & Labarthe, D. R. (1994, November). A case-control study of ulcerative colitis with relation to smoking habits and alcohol consumption in Japan, American Journal of Epidemiology, 140 (10), 902-911
ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7977277