Viêm gan E có lây qua đường máu không?

Viêm gan E có lây qua đường máu không là vấn đề đáng lưu tâm, vì dù rằng viêm gan E không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu sức đề kháng yếu và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Virus viêm gan E có khả năng lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau và có thể dễ dàng bùng phát thành dịch lớn. Vậy viêm gan E lây qua đường nào?

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Chuyên khoa Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Viêm gan E là gì?

Viêm gan E là một loại bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan E (HEV) gây ra. Virus này là một chuỗi ARN dương và không có vỏ bọc. Bệnh viêm gan E có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan và thậm chí tử vong.

Không nguy hiểm bằng viêm gan B hay C, viêm gan E hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời gian nếu người bệnh được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tránh các thực phẩm có hại. Một số trường hợp có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị.

Thời gian ủ bệnh của viêm gan E thường kéo dài từ 3 đến 8 tuần, thời gian cụ thể rất xác định được do giai đoạn lây nhiễm của bệnh thường không rõ ràng vì không có biểu hiện nhận biết cụ thể. Viêm gan E thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 40 và rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Viêm gan E là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây nhiễm thấp.
Viêm gan E là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây nhiễm thấp.

2. Virus viêm gan E lây qua đường nào và viêm gan E có lây qua đường máu không?

Virus viêm gan E chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa, thông qua đường phân - miệng, thường do tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm virus. Virus này được thải ra ngoài qua phân của người bị nhiễm bệnh và có thể xâm nhập vào cơ thể người khác thông qua đường tiêu hóa khi họ tiêu thụ nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn.

Bệnh viêm gan E phổ biến hơn ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém và thiếu nguồn nước sạch. Vậy ngoài đường tiêu hoá, virus viêm gan E lây qua đường nào?  

Một số con đường lây truyền khác của virus viêm gan E nhưng chúng ít gặp hơn, bao gồm:

  • Ăn thịt chưa được nấu chín kỹ từ các động vật bị nhiễm bệnh như lợn, hươu.
  • Truyền qua các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Thông thường, nhiễm trùng do virus viêm gan E là tự giới hạn và có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, virus này có thể gây ra suy gan cấp tính và dẫn đến tử vong.

Nhìn chung, về thắc mắc virus viêm gan E có lây qua đường máu không, các chuyên gia cho biết: Mặc dù có một số trường hợp lây nhiễm qua đường máu khi tiếp xúc với máu đã bị nhiễm virus, hoặc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, nhưng những trường hợp này rất hiếm gặp. 

Virus viêm gan E lây qua đường nào hoặc virus viêm gan E có lây qua đường máu không? Chuyên gia cho biết, bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, rất hiếm khi lây qua đường máu.
Virus viêm gan E lây qua đường nào hoặc virus viêm gan E có lây qua đường máu không? Chuyên gia cho biết, bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, rất hiếm khi lây qua đường máu.

3. Triệu chứng của viêm gan E

Triệu chứng của viêm gan E trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng, tương tự như các loại viêm gan khác. Ban đầu, triệu chứng có thể nhẹ và kéo dài vài ngày đến vài tuần. Để chẩn đoán viêm gan E, các bác sĩ thường dựa vào xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể IgM và IgG.

Sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh, virus bắt đầu hoạt động mạnh trong cơ thể, người bệnh có thể có các triệu chứng giống như bị cảm cúm, bao gồm mệt mỏi, sốt nhẹ và đau nhức toàn thân. Trong giai đoạn tiếp theo, da và mắt có thể chuyển sang màu vàng, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu giống màu đất sét. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, chán ăn và đau vùng thượng vị. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 đến 6 tuần tùy vào thể trạng của mỗi người. 

Chẩn đoán viêm gan E dựa vào các xét nghiệm máu.
Chẩn đoán viêm gan E dựa vào các xét nghiệm máu.

Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan E có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng sản khoa nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, có đến 20% phụ nữ có thai có thể tử vong do viêm gan E trong quý thứ ba của thai kỳ. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú trọng đến sức khỏe bản thân, hiểu biết rõ viêm gan E có lây qua đường máu không cũng như viêm gan E lây qua đường nào, ăn uống an toàn bằng cách chỉ tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ và nước đã được đun sôi.  

Tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gốc hay không được chế biến sạch sẽ. Thai phụ nên thực hiện lịch khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên, từ đó phát hiện sớm viêm gan E và tiến hành các biện pháp can thiệp kịp thời.

4. Phòng ngừa viêm gan E

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa viêm gan E. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ và uống nước đã đun sôi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thực phẩm hoặc thay tã cho trẻ.
  • Tránh sử dụng nước uống và đá từ nguồn không đảm bảo vệ sinh.
  • Không ăn các thực phẩm sống như tiết canh, thịt hươu hoặc sò sống.

Tại Việt Nam, do vấn nạn lạm dụng rượu bia và ăn uống không lành mạnh, tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan ngày càng tăng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã phát triển các gói sàng lọc gan - mật từ cơ bản đến nâng cao, giúp đánh giá chức năng gan và phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến gan cũng như tầm soát ung thư gan mật. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe