Viêm gan C không được điều trị có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người, đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HCV gây ra. Đặc điểm đáng sợ của căn bệnh này là bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh có thể mang virus trong nhiều năm mà không hề hay biết. Virus âm thầm tấn công gan, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Nguyễn Thị Nhật, bác sĩ Truyền nhiễm tại khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là một căn bệnh do virus siêu vi C (Hepatitis C virus - HCV) gây ra. Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể qua ba con đường chính: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Khi virus xâm nhập, chúng gây viêm gan và hoại tử các tế bào gan, nên không ít người lo lắng rằng bệnh viêm gan C có nguy hiểm không.

Virus siêu vi C (HCV) là tác nhân gây ra hai dạng viêm gan: cấp tính và mãn tính. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên khiến nhiều người quan ngại về bệnh viêm gan C có nguy hiểm không. Hầu hết người nhiễm HCV chỉ phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán cho các vấn đề y tế khác.

Bệnh có thể chia thành hai giai đoạn chính:

  • Viêm gan C cấp tính: Virus viêm gan C sau khi xâm nhập cơ thể sẽ tấn công và gây tổn thương gan. Giai đoạn đầu này thường diễn ra âm thầm trong khoảng 6 tháng, hầu như không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Viêm gan C mãn tính: Bước vào giai đoạn mãn tính, virus viêm gan C đã bám trụ dai dẳng trong gan và máu người bệnh hơn nửa năm. Lúc này, các triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan C mãn tính sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho gan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm gan C

Virus viêm gan C có thể lây truyền qua nhiều con đường tương tự như virus viêm gan B, bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh.
  • Nhận máu hoặc sản phẩm từ máu bị nhiễm virus.
  • Bệnh lây từ mẹ sang con qua đường sinh.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.
  • Sử dụng chung dụng cụ thẩm mỹ hoặc nha khoa chưa được khử trùng.

Virus viêm gan C có thể lây truyền qua nhiều con đường tương tự như virus viêm gan B, bao gồm dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm.
Virus viêm gan C có thể lây truyền qua nhiều con đường tương tự như virus viêm gan B, bao gồm dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm.

Tuy nhiên, virus siêu vi C không lây qua các hoạt động thông thường như ăn uống chung, ho, hắt hơi, bắt tay hay ôm.

Bên cạnh đó, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan C, bao gồm:

  • Bệnh sử từng nhiễm virus viêm gan C.
  • Người nhiễm HIV.
  • Người quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ với người nhiễm virus viêm gan C.
  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh.
  • Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh phẩm trong quá trình làm việc.
  • Cá nhân có hành vi tiêm chích ma túy và sử dụng chất kích thích.
  • Lựa chọn xỏ khuyên, phun xăm tại những cơ sở thiếu đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

3. Các triệu chứng của viêm gan C

Triệu chứng của bệnh viêm gan C cấp tính:

  • Mệt mỏi, nhức đầu, cảm giác giống như cảm cúm.
  • Đau tức hoặc khó chịu khi ấn vào vùng liên sườn.
  • Đau hạ sườn phải.
  • Đầy hơi, đau bụng.
  • Chán ăn.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu sẫm màu. 

Viêm gan C cấp tính khiến người bệnh bị đau bụng.
Viêm gan C cấp tính khiến người bệnh bị đau bụng.

Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, biểu hiện qua các triệu chứng rõ rệt như:

  • Cơ thể kiệt sức, mệt mỏi.
  • Ngứa da, da dễ chảy máu hoặc bầm tím.
  • Sụt cân không lý do.
  • Khó tập trung.
  • Hay lo âu, chán nản.
  • Thay đổi khẩu vị.  
  • Đau nhức cơ khớp.
  • Cổ trướng.

Xem thêm: Làm thế nào khi đã mắc virus viêm gan C?

4. Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không và gây ảnh hưởng gì tới người bệnh?

Nhiều người thường thắc mắc bệnh viêm gan C có nguy hiểm không. Câu trả lời là có, đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc không điều trị viêm gan C có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, bao gồm:

  • Các vấn đề về gan: Nhiễm virus viêm gan C gây tổn thương gan nghiêm trọng, khiến gan sưng to. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm gan C mãn tính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như: xơ gan, suy gan, ung thư gan.
  • Các vấn đề về máu: Ngoài tổn thương gan, viêm gan C còn có thể gây ra các vấn đề về máu. Hệ quả là thiếu hụt các tế bào bạch cầu (các tác dụng chống lại sự nhiễm trùng) hoặc thiếu tiểu cầu (thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu). Giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng da dễ bầm tím và xuất hiện những đốm đỏ dưới da, gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Ung thư: Lý do cho việc nhiều người tự hỏi rằng bệnh viêm gan C có nguy hiểm không là vì khi nhiễm bệnh, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư hạch không Hodgkin (NHL), một loại ung thư bắt đầu từ hệ thống miễn dịch. Virus viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư ống mật.
  • Làm tăng lượng đường huyết: Viêm gan C ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ đường của tế bào, buộc tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn để đưa đường vào các tế bào trong cơ thể, từ đó lượng đường trong máu tăng cao. Hệ quả là cơ thể dần trở nên đề kháng với insulin và phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
  • Đau khớp và cơ: Người nhiễm viêm gan C thường xuyên gặp phải tình trạng đau khớp, tuy nhiên điều này khác biệt so với bệnh viêm khớp gây đau và sưng thông thường. Ngoài ra, viêm gan C còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đau cơ xơ hóa, biểu hiện qua các cơn đau nhức cơ thể và đau cơ dai dẳng. 
Nhiều người thường thắc mắc bệnh viêm gan C có nguy hiểm không. Câu trả lời là có, đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây đau khớp và ảnh hưởng đến gan, máu, tim…
Nhiều người thường thắc mắc bệnh viêm gan C có nguy hiểm không. Câu trả lời là có, đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây đau khớp và ảnh hưởng đến gan, máu, tim…
  • Bệnh thận: Người bị viêm gan C có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu không điều trị sớm các vấn đề về gan hoặc thận, bệnh nhân có thể cần lọc máu (thẩm tích máu) gấp 2 lần trong tương lai.
  • Vấn đề về tim: Nhiễm virus viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch, hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Hậu quả là làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề tim mạch khác.
  • Vấn đề về tinh thần: Viêm gan C không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần người bệnh. Người bệnh có thể bị rối loạn trí nhớ, khó tập trung, mệt mỏi và suy nhược.
  • Vấn đề về thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng của viêm gan C, bệnh dẫn đến cảm giác tê bì hoặc rát ở các chi. Ngoài ra, người bệnh viêm gan C cũng có thể gặp dị cảm, một tình trạng gây ra cảm giác ngứa ran hoặc tê bì trên da.
  • Bệnh xơ cứng xương: Bệnh lý hiếm gặp này khiến cơ thể sản sinh xương mới quá nhanh, vượt quá khả năng đáp ứng của cơ thể, thường xảy ra ở chân hoặc bàn chân.
  • Viêm khớp dạng thấp: Virus siêu vi C tấn công, cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch chống lại. Tuy nhiên, khi virus nhân lên trong máu, hệ miễn dịch phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng quá tải. Hệ quả là các bệnh thấp khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, có nguy cơ cao xuất hiện.
  • Vấn đề về da: Biểu hiện phổ biến bao gồm nổi mẩn, sưng phồng, ngứa ngáy, thậm chí là bệnh bạch biến, khiến da mất đi sắc tố ở một số vùng như mặt, khuỷu tay, cổ tay hay đầu. 

Người mắc viêm gan C thường xuyên thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Người mắc viêm gan C thường xuyên thấy mệt mỏi và kiệt sức.

5. Tuổi thọ và tiên lượng sống

Tóm lại, khi ai đó thắc mắc rằng bệnh viêm gan C có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Viêm gan C mãn tính không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gan mà còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 30.000 ca tử vong tại Mỹ do xơ gan. Con số này còn cao hơn trên toàn cầu với ước tính lên đến 400.000 ca tử vong mỗi năm do xơ gan và ung thư gan.

Mức độ ảnh hưởng của viêm gan C lên mỗi người là khác nhau. Khoảng 70-80% bệnh nhân  sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan C mãn tính. Sau 20 năm, 20-30% bệnh nhân mãn tính sẽ bị xơ gan. Cách điều trị xơ gan tùy thuộc vào loại bệnh. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân. 


Sau 20 năm, 20-30% bệnh nhân mãn tính sẽ bị xơ gan.
Sau 20 năm, 20-30% bệnh nhân mãn tính sẽ bị xơ gan.

6. Bệnh viêm gan C chữa được không?

Người bệnh khi biết bản thân mắc bệnh cũng hay tự hỏi bệnh viêm gan C có chữa được không. Mặc dù viêm gan C có thể được chữa khỏi nhưng khả năng thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Điều quan trọng cần lưu ý là việc điều trị không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể.

  • Viêm gan C cấp tính, giai đoạn khởi phát dưới 6 tháng, có khả năng tự khỏi hoàn toàn. Nhiều trường hợp sau khi phát hiện đã tự điều trị tại nhà và thành công đẩy lùi virus nhờ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, tăng cường sức đề kháng chính là giải pháp then chốt để điều trị viêm gan C cấp tính, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm.
  • Viêm gan C mạn tính tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị chuyên sâu từ bác sĩ là vô cùng quan trọng. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để chống lại bệnh viêm gan C. 

Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý và được điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý và được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe