Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Hoàng Thế Nhân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Viêm da cơ địa là một trạng thái da mạn tính biểu hiện bởi khô và ngứa da, là một trạng thái khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường biểu hiện lần đầu khi bé được 3 đến 6 tháng tuổi.
1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em
Không rõ nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa nhưng nhiều vấn đề liên quan bao gồm:
- Gen: những vấn đề về da có thể liên quan từ bố mẹ của trẻ.
- Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến sự bảo vệ các cấu trúc da.
- Yếu tố bên ngoài: Bao gồm thời tiết lạnh, sử dụng nước quá nóng khi tắm, sử dụng xà phòng, sống trong nhiệt độ khô, nóng.
2. Những trẻ có yếu tố nguy cơ viêm da cơ địa?
Thành viên trong nhà viêm da cơ địa, dị ứng.
3. Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ?
Triệu chứng có thể xuất hiện hoặc biến mất ở một thời điểm hoặc toàn bộ thời gian, bất kì khu vực nào của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Trên người em bé, triệu chứng thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay, đầu gối. Ở trẻ em triệu chứng thường ảnh hưởng trên da trong khuỷu tay, mặt sau đầu gối, hai bên cổ, quanh miệng và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.
Ngoài ra còn các triệu chứng khác như:
- Da khô, bong vảy
- Ngứa dữ dội
- Đỏ và sưng
- Dạ dày
- Da nhợt nhạt trên mặt
- Những vết sưng nhỏ, nổi lên có thể trở nên giòn và rò rỉ dịch nếu bị trầy xước
- Những vết sưng sần sùi ở mặt, cánh tay trên và đùi
- Da tối màu của mí mắt hoặc quanh mắt
- Thay đổi da quanh miệng, mắt hoặc tai
Triệu chứng của viêm da cơ địa dị ứng có thể giống với các tình trạng sức khỏe khác. Để chắc chắn cần đưa bé đến các cơ sở chăm sóc y tế để rõ hơn chẩn đoán.
4. Khi nào chẩn đoán được viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ?
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của con bạn, các triệu chứng của viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc dị ứng mũi hoặc viêm mũi dị ứng ở các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra các triệu chứng dị ứng của bé cũng rất quan trọng trong chẩn đoán.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ tìm các dấu viêm da dị ứng, các xét nghiệm dị ứng cụ thể đối với con bạn, việc kiểm tra xét nghiệm có thể không thực sự cần thiết ở các bệnh nhi có triệu chứng rõ ràng nhưng đôi khi nó rất quan trọng ở các trường hợp khó chẩn đoán.
5. Các xét nghiệm hay dùng
- Xét nghiệm máu: máu của con bạn có thể được kiểm tra nồng độ IgE là một hoạt chất được hệ miễn dịch phóng thích ra nếu con bạn bị dị ứng và bệnh liên quan tới vấn đề dị ứng.
- Test lẩy da: Các xét nghiệm da có thể được thực hiện để kiểm tra dị ứng hoặc các tình trạng da khác tuy nhiên mức độ chính xác của nó không cao nên thường ít sử dụng trên lâm sàng.
6. Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ điều trị ra sao?
Việc điều trị dựa vào triệu chứng, tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Nó cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh tuy nhiên không có điều trị tận căn viêm da dị ứng, mọi điều trị chỉ là điều trị triệu chứng với mục đích giảm triệu chứng ngứa và viêm, bổ sung độ ẩm cho da chống tái phát và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Điều trị viêm da dị ứng bao gồm:
- Tránh xa các chất gây kích ứng da theo lời khuyên của trung tâm chăm sóc sức khỏe.
- Tắm bằng các loại xà phòng có tính chất tẩy rửa nhẹ hoặc các dung dịch tắm được khuyên dùng bởi trung tâm chăm sóc sức khỏe.
- Cắt ngắn móng tay con bạn để tránh trầy xước khi bé gãi vì ngứa nhằm giảm khả năng nhiễm trùng da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm được tư vấn bởi trung tâm chăm sóc sức khỏe
- Dùng các thuốc kháng viêm, giảm ngứa theo đơn của bác sĩ ví dụ như:
Kem chứa corticosteroid hoặc thuốc mỡ có chứa thành phần tương tự với mục đích giảm ngứa và viêm, sưng vùng da. Vì thuốc này có nguy cơ tổn thương da nếu dùng không đúng liều nên mọi hành vi lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ đều không được khuyến cáo.
Kháng sinh: Nếu da viêm và nguy cơ nhiễm khuẩn cao con của bạn có thể dùng đến kháng sinh dạng uống kèm kháng sinh bôi da tại chỗ.
Thuốc kháng histamin: là một loại thuốc chống ngứa hiệu quả khi bé ngứa vì viêm da cơ địa dị ứng, thuốc thường dùng trước ngủ để bé cải thiện hơn giấc ngủ tránh bị cơn ngứa làm khó ngủ.
Kem hoặc thuốc mỡ gây ức chế calcineurin giúp giảm ngứa và sưng giúp giảm viêm.
Quang trị liệu: ở một vài trường hợp nặng kháng trị, biện pháp quang trị liệu được đưa ra như một phần hỗ trợ giảm triệu chứng, nó thường được sử dụng ở trẻ lớn và có khả năng hợp tác.
Thuốc điều hoà miễn dịch: thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có thể được sử dụng trên những bệnh nhân viêm da cơ địa kháng trị, thuốc tuy có giá trị điều trị tốt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với nhiều tác dụng không mong muốn nên không được dùng phổ biến, cần kiểm tra các chỉ số xét nghiệm thường xuyên khi con bạn được chỉ định dùng các loại thuốc trong nhóm này.
Các thuốc có nguồn gốc sinh học: Hiện vẫn đang còn là thử nghiệm và chưa được khuyến cáo sử dụng rộng rãi.
7. Các biến chứng có thể có của viêm da dị ứng ở trẻ?
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn
- Rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt và có thể dẫn đến trầm cảm vì stress.
- Lạm dụng kem steroid có thể để lại nhiều biến chứng như mỏng da, sạm da do steroid...
8. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa bệnh cho bé?
Đây là bệnh lý thường được di truyền từ ba mẹ sang con cái nên không thể ngăn chặn được.
Viêm da dị ứng không có cách chữa nhưng nó thường sẽ tốt hơn hoặc biến mất khi con bạn lớn lên. Có lúc bạn không thể tìm thấy triệu chứng của con bạn nhưng cũng có khi triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi đó gọi là bệnh bùng phát. Để đảm bảo con bạn không có những cơn bùng phát đó bạn cần đảm bảo con bạn thực hiện được các điều sau:
- Tránh xa các yếu tố kích hoạt dị ứng, các tác nhân phổ biến bao gồm: Len, xà phòng, hóa chất, trứng, sữa bò, mạt bụi hoặc lông thú cưng. Đôi khi stress cũng là một tác nhân gây kích hoạt dị ứng.
- Ngừng gãi da, cố gắng giữ da con bạn không bị trầy xước vì điều đó có thể làm triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.
- Luôn giữ móng tay con bạn đủ ngắn để tránh làm trầy xước da vì ngứa.
- Tắm nước ấm không quá nóng, tắm nhanh không ngâm mình quá 10 phút, để khô tự nhiên hoặc dùng khăn bông thấm khô da nhẹ nhàng.
- Dùng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm sau tắm.
- Mặc quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và hạn chế mặc đồ màu nhằm giảm nguy cơ dị ứng màu vải nhuộm.
- Giữ mát, cố gắng để con bạn trong môi trường mát mẻ, nóng và ra mồ hôi có thể khiến viêm da cơ địa dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
- Đưa trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra độ tổn thương và tham vấn về vấn đề duy trì dưỡng ẩm cho da của bé.
9. Khi nào bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra vấn đề về da cho con?
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
- Có dấu hiệu nhiễm trùng da như sưng đỏ vùng viêm da kèm tiết dịch, đau nhiều khi chạm vào, sốt...
- Triệu chứng viêm da xuất hiện ở các vị trí mới.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
XEM THÊM: