Sỏi thận san hô là tình trạng các viên sỏi lấp đầy từ 2 nhánh đài thận trở lên, có hình trông giống san hô. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng.
Nội dung video được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Đặc điểm của sỏi thận san hô là các viên sỏi thận chỉ ở đài của bể thận chứ không xuất hiện ở những vị trí khác như bàng quang hoặc niệu quản. Sỏi thận san hô nếu không được điều trị có thể gây viêm đài bể thận, suy thận, nhiễm độc toàn thân, từ đó dẫn đến tử vong.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận san hô, đa số là do cơ địa, thức ăn, nguồn nước...Một số trường hợp sỏi thận san hô ít nguy hiểm hơn sỏi nhỏ, nếu viên sỏi thận trôi xuống và tắc dưới niệu quản gây ứ nước thận.
Người mắc bệnh sỏi thận san hô thì kích thước viên sỏi thận rất lớn nên hầu như không có loại thuốc nào hữu hiệu để điều trị. Nếu viên sỏi thận san hô gây ứ nước thận thì cách trị sỏi thận san hô là phẫu thuật. Trong một số trường hợp, sỏi thận san hô có nguy cơ gây nhiễm trùng, làm hỏng thận thì cũng cần chỉ định phẫu thuật.
Chế độ ăn cho người bệnh sỏi thận san hô cũng giống như người mắc bệnh sỏi tiết niệu thông thường, hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thực phẩm giàu canxi, các chất kích thích như rượu, bia, hạn chế ăn rau muống.
Sỏi thận san hô là bệnh lý có thể phòng ngừa được bằng cách uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, thể dục thể thao hợp lý. Trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận san hô thì cần có cách trị sỏi thận san hô dưới sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi thận
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.