Vì sao sốc nhiễm khuẩn có thể gây suy đa tạng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Huỳnh Kim Long - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tình trạng nhiễm khuẩn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

1. Sốc nhiễm khuẩn là gì? Suy đa tạng là gì?

Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng suy tuần hoàn cấp, gây giảm cung cấp máu cho các tạng, thúc đẩy phản ứng viêm và rối loạn chuyển hoá kéo dài, có thể dẫn tới tình trạng suy đa tạng và thậm chí là tử vong.

Suy đa tạng là tình trạng diễn biến cấp tính của quá trình bệnh lý do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Suy đa tạng được xác định khi xảy ra tình trạng suy tối thiểu 2 tạng (thường là suy gan, suy thận, suy hô hấp,...) và kéo dài tối thiểu 24 giờ.

Nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 60 – 81,5% các trường hợp suy đa tạng. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân do nguyên nhân nhiễm khuẩn cũng cao hơn nhiều nguyên nhân khác, chiếm từ 40 – 60% các ca bệnh.


Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng suy tuần hoàn cấp, gây giảm cung cấp máu cho các tạng.
Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng suy tuần hoàn cấp, gây giảm cung cấp máu cho các tạng.

2. Vì sao sốc nhiễm khuẩn gây suy đa tạng?

Sốc nhiễm khuẩn gây suy đa tạng theo cơ chế sau:

Tác nhân nhiễm khuẩn ( vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng) gây ra đáp ứng viêm hệ thống, giải phóng Cytokin gây viêm. Tình trạng này làm mất cân bằng giữa yếu tố gây viêm và yếu tố kháng viêm (yếu tố gây viêm mạnh hơn yếu tố kháng viêm) dẫn tới hiện tượng tổn thương các cơ quan thứ phát và tạo nên vòng xoắn gây tổn thương đa tạng (suy đa tạng).

3. Các loại nhiễm khuẩn gây suy đa tạng

Suy đa tạng do nhiễm khuẩn huyết là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu từ các ổ:

  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm, cơ xương khớp,...
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Nhiễm khuẩn đường mật, viêm ruột, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp nặng nhiễm khuẩn,...
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi,...
  • Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: Ứ mủ bể thận, viêm mủ bể thận, viêm bàng quang,...
  • Các nhiễm khuẩn hệ thần kinh bao gồm áp xe não, viêm màng não mủ,...
  • Một số nhiễm khuẩn hay gặp khác như viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp,...

4. Cách xử trí khi bị suy đa tạng do nhiễm khuẩn

4.1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị suy đa tạng theo nguyên tắc:

  • Điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn: Xử lý ổ nhiễm khuẩn bằng cách dùng kháng sinh.
  • Điều trị hỗ trợ các tạng suy.

4.2. Sơ cứu và vận chuyển cấp cứu

Đảm bảo hô hấp và tuần hoàn để duy trì tính mạng người bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Làm test truyền dịch ở những người bệnh tụt huyết áp do nhiễm khuẩn, đảm bảo huyết áp trung bình từ 65 mmHg trở lên.
  • Đảm bảo hô hấp: bằng các biện pháp cung cấp oxy cho bệnh nhân như thở oxy kính, dùng mặt nạ,...
  • Sử dụng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp của bệnh nhân.

4.3. Các biện pháp cụ thể

Bồi phụ thể tích dịch

  • Truyền dịch sớm ngay khi bệnh nhân bị tụt huyết áp để bù đủ thể tích dịch trong lòng mạch (lưu ý cần tránh gây phù phổi cấp huyết động do thừa dịch).
  • Làm test truyền dịch cho tới khi đạt mức áp lực tĩnh mạch trung tâm mong muốn.
  • Loại dịch là dịch tinh thể Natri Clorua 0,9% hoặc Ringerlactat kết hợp dung dịch Gelatin hoặc Albumin.
  • Đường truyền: đường ngoại vi phải đủ lớn hoặc đặt 2-3 đường truyền, có thể đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm để bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp.

Dùng vận mạch

  • Chỉ sử dụng thuốc vận mạch khi đã bù đủ dịch.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định đối với từng trường hợp cụ thể.

Chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh

  • Xác định ổ nhiễm khuẩn bằng khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán hình ảnh, vi sinh,... trước khi dùng kháng sinh.
  • Để giải quyết ổ nhiễm khuẩn, nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp ít xâm lấn như dẫn lưu, chọc hút... Trường hợp không thể tiên lượng hoặc kết quả hạn chế thì phẫu thuật.
  • Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau khi cấy máu nếu có thể.
  • Dùng kháng sinh phổ rộng theo liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm.
  • Phối hợp kháng sinh trong các trường hợp cần thiết.
  • Liều kháng sinh phải dựa vào độ thanh thải Creatinin khi có suy thận.

Dùng Corticoide

  • Áp dụng khi sốc kém đáp ứng với vận mạch hoặc chưa cắt được vận mạch sau 48 giờ.
  • Lưu ý: có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn nếu liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp và gây tăng đường máu.

Kiểm soát đường máu: Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị dự phòng các biến chứng

  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch.
  • Điều trị xuất huyết tiêu hóa.

Thở máy trong trường hợp tổn thương phổi, suy hô hấp cấp tiến triển: Theo chỉ định của bác sĩ.

Lọc máu liên tục

  • Lọc máu liên tục sớm nhất ngay sau khi có chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và phải kiểm soát được ổ nhiễm khuẩn.
  • Chỉ lọc máu khi đã nâng được huyết áp tâm thu lên trên 90 mmHg.
  • Ngừng lọc máu liên tục khi cắt được các thuốc co mạch ít nhất 12 giờ và huyết áp ổn định, có thể chuyển lọc máu ngắt quãng nếu được chỉ định.

Truyền máu và các chế phẩm máu: Theo chỉ định của bác sĩ.


Lưu ý chỉ lọc máu khi đã nâng được huyết áp tâm thu lên trên 90 mmHg.
Lưu ý chỉ lọc máu khi đã nâng được huyết áp tâm thu lên trên 90 mmHg.

5. Điều trị sốc nhiễm khuẩn ở đâu tốt?

Lọc máu liên tục cấp cứu là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng. Hiện, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng kỹ thuật này để điều trị hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân.

Ưu điểm của kỹ thuật lọc máu liên tục cấp cứu là tỷ lệ thành công đạt trên 95%, giải độc nhanh cho bệnh nhân, độ an toàn cao, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế tử vong và có khả năng đào thải những chất độc mà bình thường gan, thận và cơ thể khó loại bỏ (các chất độc, các phức hợp kháng nguyên, kháng thể hay các chất trung gian).

Khi thực hiện kỹ thuật này tại Vinmec, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi Vinmec sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu. Đặc biệt kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe