Sốc nhiễm khuẩn xảy ra khi nào?

Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng sốc xảy ra như biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan và dẫn đến tử vong.

1. Sốc nhiễm khuẩn

1.1. Một số định nghĩa sốc nhiễm khuẩn

Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn cuối, là biến chứng của nhiễm khuẩn qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nhiễm khuẩn (infection): Là đáp ứng viêm của cơ thể đối với tác nhân vi sinh vật.
  • Giai đoạn 2: Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic Inflammatory Response Syndrome – SIRS): hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau (trong đó ít nhất có một tiêu chuẩn về nhiệt độ hay số lượng bạch cầu):
  • Sốt > 38,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt < 36oC (theo dõi nhiệt độ trung tâm).
  • Tim nhanh theo tuổi hoặc tim chậm ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thở nhanh theo tuổi.
  • Bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi (người lớn >12.000/mm3 hay < 4.000/mm3) hay bạch cầu non > 10%.
  • Giai đoạn 3: Nhiễm khuẩn huyết (sepsis) hay nhiễm khuẩn toàn thân: Là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn 4: Nhiễm khuẩn nặng (severe sepsis): Nhiễm khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng cơ quan tim mạch hoặc hội chứng suy hô hấp cấp hoặc rối loạn chức năng ít nhất 2 cơ quan còn lại.
  • Giai đoạn 5: Sốc nhiễm khuẩn (septic shock): Nhiễm khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng cơ quan tim mạch.

Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn cuối, là biến chứng của nhiễm khuẩn qua các giai đoạn
Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn cuối, là biến chứng của nhiễm khuẩn qua các giai đoạn

1.2. Định nghĩa về mặt huyết động của sốc nhiễm khuẩn:

  • Sốc nóng: Giảm tưới máu biểu hiện bằng thay đổi tri giác, phục hồi da (refill) mất nhanh (flash), mạch ngoại biên nảy vọt, chìm nhanh (bounding), giảm thể tích nước tiểu < 1 ml/kg/giờ.
  • Sốc lạnh: Giảm tưới máu biểu hiện bằng thay đổi tri giác, refill > 2giây, mạch ngoại biên giảm, chi lạnh ẩm. Thường là giai đoạn cuối của bệnh.
  • Sốc kháng dịch/sốc kháng dopamin: Sốc vẫn còn mặc dù đã truyền > 60 ml/kg (thời gian thích hợp) / khi sốc vẫn còn dù dùng dopamin đến 10 μg/kg/phút.
  • Sốc kháng catecholamin: Sốc vẫn còn, cho dù đã dùng norepinephrin hay epinephrin (liều norepinephrin > 0,1 μg/kg/phút).
  • Sốc trơ: sốc vẫn tiếp diễn mặc dù đã dùng thuốc tăng sức co bóp, thuốc vận mạch, thuốc dãn mạch, điều chỉnh đường huyết, can xi, điều trị thay thế hormon (tuyến giáp, corticoid và insulin).
  • Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan: Bắt đầu từ giai đoạn nhiễm khuẩn nặng, chức năng của các cơ quan sẽ bị rối loạn. Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan là khi có rối loạn chức năng 2 cơ quan trở lên. Tiêu chuẩn rối loạn chức năng các cơ quan:
  • Rối loạn chức năng tim mạch: khi bệnh nhi được truyền NaCl 0,9% với liều ≥ 40ml/kg/giờ nhưng HA vẫn giảm hoặc cần dùng vận mạch để duy trì HA trong giới hạn bình thường (Dopamin > 5 mg/kg/ph hoặc Dobutamin, Epinephrine ở bất cứ liều nào) hoặc có 2 tiêu chuẩn (giảm tưới máu) trong các tiêu chuẩn dưới đây:
    • Toan chuyển hóa (BE < - 5 mEq/l) không giải thích được.
    • Lactate máu động mạch lớn hơn 2 lần trị số bình thường (> 4mmol/l).
    • Thiểu niệu: < 0,5 ml/kg/h.
    • Refill >5 giây.
    • Nhiệt độ ngoại biên thấp hơn nhiệt độ trung tâm > 3 độ C.
  • Rối loạn chức năng hô hấp: có một trong các tiêu chuẩn sau
    • PaO2/FIO2 < 300 (không có tim bẩm sinh tím hoặc bệnh phổi trước đó.
    • PaCO2 > 65 torr hoặc tăng > 20 mmHg so với chuẩn.
    • Cần FiO2 > 50% để duy trì SaO2 > 92% hoặc cần thông khí cơ học.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Glasgow < 11đ hoặc Glasgow giảm lớn hơn 3 điểm so với trước đó.
  • Rối loạn chức năng huyết học: Tiểu cầu < 80.000/mm3 hoặc INR > 2.
  • Rối loạn chức năng thận: Khi nồng độ creatinin tăng cao.
  • Rối loạn chức năng gan: Bilirubin > 4 mg/dl (không áp dụng cho sơ sinh) hoặc ALT > 2 lần giới hạn trên theo tuổi.

2. Nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn

Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng đáp ứng của toàn cơ thể, xảy ra khi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dẫn đến tụt huyết áp đi đôi với triệu chứng suy giảm chức năng của các cơ quan do thiếu máu, thiếu oxy tổ chức mặc dù đã bù đủ khối lượng dịch tuần hoàn. Nhiễm virus và nấm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sốc nhiễm khuẩn.

3. Lọc máu liên tục cấp cứu cho người bệnh sốc nhiễm khuẩn/ Suy đa tạng


Lọc máu liên tục cấp cứu hiện tại đang được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện trong Hệ thống Y tế Vinmec
Lọc máu liên tục cấp cứu hiện tại đang được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện trong Hệ thống Y tế Vinmec

Lọc máu liên tục cấp cứu cho phép đào thải một cách liên tục (> 12 giờ/ ngày) nước và các chất hòa tan có trọng lượng phân dưới 50.000 dalton, đặc biệt với thể tích dịch thay thế lớn (≥ 35ml/kg/giờ) thông qua cơ chế đối lưu.

Nhờ đó, giúp đào thải tốt các chất hòa tan có trọng lượng phân tử trung bình tương tự với trọng lượng của các chất tiền viêm.

Lọc máu liên tục cấp cứu cũng giúp chỉnh các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng toan kiềm và an toàn cho người bệnh có huyết động không ổn định thông qua cơ chế đối lưu và siêu lọc.

Lọc máu liên tục cấp cứu hiện tại đang được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện trong Hệ thống Y tế Vinmec. Hệ thống cấp cứu tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình cũng như đảm bảo cân bằng nội mô hiệu quả. Cùng với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, các bệnh viện đã và đang điều trị hiệu quả cho người có sốc nhiễm khuẩn cả về huyết động, thay đổi PH và lactac máu với tỷ lệ thành công cao, nếu được cấp cứu kịp thời thì hầu như không để lại biến chứng.

Bệnh viện Vinmec hiện đang sử dụng máy lọc máu liên tục multiFiltrate của hãng Fresenius với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Thuận tiện và trực quan.
  • An toàn và dễ sử dụng.
  • Đầy đủ các liệu pháp điều trị thay thế thận.
  • Tự động giúp người dùng tìm ra nguyên nhân có thể cũng như đề xuất hợp lý cách giải quyết sự cố nhanh nhất có thể khi có cảnh báo.
  • Hệ thống có thể lưu tới 3.500 thông số và sự cố liên quan đến điều trị trong quá trình điều trị.

Trong đó, các bác sĩ trực tiếp thực hiện lọc máu cấp cứu cho bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu của các bệnh viện:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe