Vì sao nên uống đủ nước ấm buổi sáng?

Uống đủ nước có thể hỗ trợ sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể như: da, cơ và khớp. Nước cũng giúp các tế bào của cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, chống lại nhiễm trùng. Uống một vài ly nước ấm hoặc nóng mỗi ngày còn giúp mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

1. Những lợi ích uống nước buổi sáng

Mặc dù uống nước buổi sáng ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể, nhưng uống nước nóng buổi sáng được cho là mang lại nhiều lợi ích hơn cả.

Con người đã biết sử dụng đồ uống nóng trong hàng nghìn năm qua. Các tài liệu y khoa thường bao gồm những câu chuyện về cách uống nước nóng có thể cải thiện sức khỏe, nhưng các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu xem xét những lợi ích của việc uống nước nóng.

1. 1 Tiêu hóa tốt hơn

Nước nóng được cho là một cách dễ dàng để cải thiện sức khỏe. Khi cơ thể không uống đủ nước, lúc này ruột non sẽ hấp thụ hầu hết lượng nước được tiêu thụ qua đường ăn uống. Điều này gây ra tình trạng mất nước và có thể khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.

Mất nước có thể gây ra táo bón mãn tính tương ứng. Chứng táo bón sẽ làm cho việc đi tiêu trở nên đau đớn và có thể gây ra các vấn đề khác, bao gồm bệnh trĩ và đầy hơi.

Trong khi đó uống nước nóng có khả năng giúp phân hủy thức ăn nhanh hơn uống nước lạnh. Đồng thời nước nóng còn thực hiện được việc làm giảm nguy cơ táo bón bằng cách hỗ trợ đi tiêu thường xuyên.

1.2. Giải độc cơ thể

Những người ủng hộ chăm sóc sức khỏe tự nhiên cho rằng nước nóng có thể giúp cơ thể giải độc. Bởi khi đó nước đủ nóng để làm tăng nhiệt độ cơ thể của một người và đồng thời có thể gây đổ mồ hôi. Hoạt động đổ mồ hôi giúp thải độc tố ra ngoài cùng với việc giúp làm sạch các lỗ chân lông.

1.3. Cải thiện lưu thông

Nước nóng được xem như một chất làm giãn mạch, có nghĩa nước nóng giúp mở rộng các mạch máu, cải thiện lưu thông. Điều này giúp các cơ thư giãn và giảm đau.

Mặc dù không có nghiên cứu trực tiếp nào tìm thấy mối liên kết nước nóng với những cải thiện bền vững trong tuần hoàn, nhưng ngay cả những cải thiện ngắn trong hệ tuần hoàn cũng có thể hỗ trợ lưu lượng máu tốt hơn đến cơ và các cơ quan trong cơ thể.


Uống nước ấm có thể giúp mở rộng các mạch máu, cải thiện lưu thông
Uống nước ấm có thể giúp mở rộng các mạch máu, cải thiện lưu thông

1.4. Giảm cân

Từ lâu đã có nhiều ý kiến ủng hộ rằng, uống nhiều nước, đặc biệt là nước nóng có thể giúp một người dễ dàng giảm cân. Điều này một phần có thể là do uống nước làm tăng cảm giác no. Thêm vào đó, nước cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải chất thải ra ngoài.

Một nghiên cứu thử nghiệm so sánh việc uống nước lạnh và uống nước nóng cho thấy rằng chuyển từ uống nước lạnh sang nước nóng sẽ làm tăng giảm cân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra uống 500ml nước ấm trước bữa ăn giúp làm tăng sự trao đổi chất lên 30%. Và khi tăng nhiệt độ nước lên 98,6 độ chiếm 40% sự gia tăng trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất này kéo dài trong 30 - 40 phút, sau khi tiêu thụ nước.

1.5. Giảm đau

Nước nóng có khả năng giúp cải thiện lưu thông nói chung và cũng có thể cải thiện lưu lượng máu, đặc biệt là các cơ bị thương. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu trực tiếp nào liên kết giữa việc tiêu thụ nước nóng với khả năng làm giảm đau. Tuy nhiên, mọi người thường sử dụng túi chườm nóng và bình nước nóng để giúp giảm đau được hiệu quả hơn. Uống nước nóng có thể giảm đau bên trong, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nhiệt cũng làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tấy.

1.6. Chống cảm lạnh và cải thiện sức khỏe xoang

Giảm áp lực xoang do cảm lạnhviêm mũi dị ứng có thể sử dụng nhiệt độ của nước nóng để thực hiện việc này. Uống nước nóng giúp niêm mạc di chuyển nhanh hơn. Điều này có nghĩa là nước nóng có thể khuyến khích ho và xì mũi hiệu quả hơn.

1.7. Khuyến khích tiêu thụ cà phê và trà

Nước nóng pha với trà hoặc cà phê mang lại một số lợi ích sức khỏe bổ sung. Khi pha với cà phê hoặc trà, nước nóng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực tế cà phê và các loại trà có chứa cafein làm cơ thể mất nước, đặc biệt là ở liều lượng cao, nhưng chúng cũng có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe ở mức độ tương đối.

Nghiên cứu thực hiện cho kết quả liên kết giữa việc tiêu thụ cà phê với một cuộc sống lâu hơn. Nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống cà phê vừa phải và giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, một số bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, một số bệnh gan và các vấn đề sức khỏe tim mạch.

Trà có thể có khả năng làm giảm nguy cơ liên quan đến một số tình trạng như: đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và bệnh gan. Một số nghiên cứu đã thực hiện để tìm ra mối liên kết giữa trà với việc giảm nguy cơ ung thư, nhưng lại cho các kết quả khác nhau.

1.8. Giảm căng thẳng

Một cốc nước nóng nhẹ nhàng có thể giúp mọi người kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tiêu thụ chất lỏng nóng, chẳng hạn như trà và cà phê, có thể giảm căng thẳng và cảm giác lo lắng. Hay nghiên cứu khác lại cho rằng, một số tác động giúp giảm căng thẳng là do caffeine, nhưng hơi ấm cũng đóng một vai trò trong việc cải thiện tâm trạng của những người tham gia.


Uống nước ấm có thể giúp người dùng giảm căng thẳng
Uống nước ấm có thể giúp người dùng giảm căng thẳng

2. Nhiệt độ nước thích hợp nên được sử dụng

Đồ uống nóng, chẳng hạn như cà phê hoặc trà, thường được phục vụ ở nhiệt độ gần sôi. Chúng ta không cần thiết phải mạo hiểm để có được lợi ích của nước nóng với nguy cơ bị bỏng. Một nghiên cứu báo cáo nhiệt độ uống cà phê tối ưu là 57,8 ° C. Nhiệt độ này làm giảm nguy cơ bỏng nhưng vẫn mang lại cảm giác dễ chịu khi uống đồ uống nóng.

Uống nước nóng sẽ không chữa được bất kỳ bệnh nào, việc bạn duy trì uống nước ấm hoặc nóng thường xuyên chỉ mang lại những lại những ích từ từ cho chính cơ thể bạn.

Do đó, để cơ thể luôn được khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì điều quan trọng là chúng ta nên duy trì một chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Thực hiện đều đặn việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com - medicalnewstoday.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe