Vì sao mẹ sinh mổ xong khó có sữa ngay?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá và là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Vì vậy, việc không đủ sữa cho con bú luôn là nỗi lo sợ của các mẹ sau khi sinh, đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ không có sữa ngay như các mẹ sinh thường.

1. Khi nào mẹ phải sinh mổ?

Mẹ được chỉ định mổ lấy thai trong trường hợp sau:

  • Về phía mẹ: Người mẹ bị khung chậu bất thường, nhau tiền đạo, u tiền đạo làm cản trở đường ra của thai nhi; sức khỏe người mẹ không bảo đảm; mẹ có bệnh lý về tim mạch, bệnh nhiễm khuẩn; mang nhiều thai cùng một lúc và từng sinh mổ nhiều lần trước đây hoặc đã phẫu thuật tử cung.
  • Về phía thai nhi: Thai nhi không ở ngôi thuận khi gần đến ngày sinh, suy thai cấp; thai nhi có kích thước quá to.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

2. Ưu điểm và nhược điểm khi sinh mổ

Ưu điểm của sinh mổ:

  • Sản phụ không mất sức và hoàn toàn tỉnh táo.
  • Sinh mổ giúp bé an toàn hơn vì ít khi có sự cố xảy ra. Trường hợp thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Nhược điểm của sinh mổ:

  • Tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
  • Mẹ bị sẹo ngoài da, gây mất thẩm mỹ.
  • Hậu phẫu kéo dài và gây mất máu nhiều hơn.
  • Sức khoẻ của sản phụ lâu hồi phục hơn.
  • Mẹ không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh gây ảnh hưởng đến sự phân tiết của tuyến sữa và khiến cho sản phụ sinh mổ không có sữa luôn trong vài ngày đầu sau sinh.
  • Có thể khiến tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ...
  • Trẻ sinh mổ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường do không được tiếp xúc với vi khuẩn ở đường sinh thường.

Sinh mổ giúp em bé ra nhanh và an toàn hơn
Sinh mổ giúp em bé ra nhanh và an toàn hơn

3. Tại sao mẹ sinh mổ không có sữa ngay?

Khi sinh mổ, mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Người mẹ sẽ không cảm thấy đau trong cuộc phẫu thuật, nhưng vẫn biết các bác sĩ đang làm gì trên cơ thể mình và vẫn nghe được tiếng con khóc khi chào đời. Nói cách khác, mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê, một số trường hợp đặc biệt khác sẽ dùng thuốc gây mê. Tuy nhiên, vấn đề thường thấy nhất ở sản phụ sau sinh mổ không có sữa ngay khiến các mẹ rất lo lắng. Theo đó, nguyễn nhân khiến mẹ sau sinh mổ không có sữa như sau:

  • Khó có sữa sau sinh mổ do thuốc: Thuốc gây tê và gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ. Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và chống viêm nhiễm cho mẹ sau khi phẫu thuật sẽ làm ức chế hormone sản xuất sữa và dẫn đến mất sữa sau sinh mổ.
  • Khó có sữa sau sinh mổ do không cho con bú ngay: Mẹ không thể cho con bú ngay sau khi sinh con mà phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, mẹ cũng không thể thực hiện được việc da kề da với con ngay sau khi con chào đời, vì thế tuyến sữa không được kích thích.
  • Cho con bú không đúng cách: Đối với mẹ sinh mổ và sinh thường nếu cho con bú không đúng cách hoặc cho con dùng sữa ngoài thay vì bú mẹ ngay sau khi sinh thì khả năng khó có sữa sau sinh là rất cao.
  • Ảnh hưởng từ vết mổ: Sau sinh mổ và sinh thường các mẹ thường bị táo bón. Bên cạnh đó, việc đau ở vết mổ và tầng sinh môn khiến mẹ khó khăn trong ăn uống, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con. Mẹ khó ngủ, mất ngủ, chế độ sinh hoạt bị đảo lộn do ảnh hưởng bởi các cơn đau.

Ngoài ra, các biến chứng sau phẫu thuật sẽ có nguy cơ bị mất sữa sau sinh rất cao.

4. Cách có sữa nhanh sau sinh mổ

Sinh mổ không có sữa thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có thể là ngay sau sinh vài ngày hoặc cả tháng. Khi đó hầu hết các mẹ đều rất lo lắng vì không biết mất sữa có lấy lại được không. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm rằng, mẹ có thể gọi sữa về nhanh bằng một số lưu ý sau sinh mổ như sau:

  • Cho con bú: Cho con bú càng nhiều càng tốt, chú ý đến tư thế bú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa, thoải mái, còn mẹ không bị đau nứt đầu ti.

Cho bú sớm để có sữa nhanh sau sinh mổ
Cho bú sớm để có sữa nhanh sau sinh mổ

Sinh mổ không có sữa thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có thể là ngay sau sinh vài ngày hoặc cả tháng. Khi đó hầu hết các mẹ đều rất lo lắng vì không biết mất sữa có lấy lại được không. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm rằng, mẹ có thể gọi sữa về nhanh bằng một số lưu ý sau sinh mổ như sau:

  • Cho con bú: Cho con bú càng nhiều càng tốt, chú ý đến tư thế bú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa, thoải mái, còn mẹ không bị đau nứt đầu ti.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Đối với sinh mổ và sinh thường, để sữa về nhiều, đậm đặc mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, trứng, 1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500 gram rau. Theo dân gian có một số thức ăn để cải thiện sữa mẹ như: Chân giò hoặc chân dê hầm đu đủ, cháo chân giò hầm đậu đen, đậu đỏ, hạt rau diếp cá, cháo mè đen, lá khoai lang,...
  • Massage, chườm ấm bầu ngực: Hãy massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn, hướng từ trong ra đến núm vú. Mẹ cũng có thể dùng khăn mềm nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm ấm cho bầu ngực. Việc mẹ massage bầu ngực hoặc dùng khăn ấm lau nhẹ bầu ngực không chỉ giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn mà còn giúp cho bé yêu ngậm bắt vú đúng cách và giúp con nhận đủ lượng sữa cần thiết.
  • Uống nhiều nước ấm: Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho “nhà máy sản xuất sữa” có đủ nước. Các loại lá chè vằng, nụ vối, nước gạo rang cũng là kinh nghiệm dân gian được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
  • Tinh thần thoải mái: Không stress là một liều thuốc giúp mẹ có nhiều sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh các suy nghĩ mệt mỏi tiêu cực, tinh thần luôn ổn định, vui tươi. Các mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để nghe nhạc, xem phim, đọc báo,... giữ trạng thái tinh thần thoải mái, giúp nguồn sữa được sản xuất nhanh chóng.

Sản phụ cũng cần lưu ý sau sinh mổ như sau: sau sinh vài ngày mà mẹ vẫn chưa có sữa hay sữa quá ít thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để xem mẹ có bất kỳ yếu tố nào cản trở việc sản xuất sữa mẹ hay không để kịp thời đưa ra giải pháp tốt nhất.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe