Loạn khuẩn đường ruột là gì? Bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài phải làm sao? Bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn có triệu chứng gì... là những vấn đề sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Hệ tiêu hóa là nơi có một hệ vi sinh phức tạp. Nó thay đổi theo từng người, phụ thuộc vào di truyền và môi trường. Đường ruột có hàng ngàn tỷ vi khuẩn. Trong điều kiện cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh có khoảng hơn 500 loài. Lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn chiếm 15%.
Không có tình trạng viêm nhiễm khi có sự tồn tại của cả hại khuẩn đó chính là vì cơ chế điều hoà miễn dịch ở ruột. Tế bào miễn dịch ở đây chiếm 80% của cơ thể. Do đó, hệ vi sinh trong đường ruột rất quan trọng với hệ miễn dịch.
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng vi khuẩn có hại gia tăng quá mức bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra:
- Thiếu hụt vitamin;
- Giảm hấp thụ chất béo;
- Thiếu dinh dưỡng.
Loạn khuẩn đường ruột có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi.
2. Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây loạn khuẩn đường ruột. Cụ thể:
2.1. Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Loạn khuẩn đường ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là bởi:
- Chế độ dinh dưỡng;
- Dùng kháng sinh dài ngày.
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em nguy hiểm nếu như không được xử trí hiệu quả.
2.2. Nguyên nhân bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn
Bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh;
- Lạm dụng rượu/ bia;
- Đã từng phẫu thuật dạ dày;
- Cấu tạo bất thường ở đường ruột;
- Xạ trị;
- Viêm túi thừa;
- Dính ruột.
Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột gồm nhiều yếu tố. Việc xác định nguyên nhân cũng có ích trong việc tìm ra cách chữa hiệu quả.
3. Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột có các triệu chứng khác nhau ở trẻ nhỏ và người lớn. Cụ thể:
Biểu hiện loạn khuẩn đường ruột ở trẻ gồm:
- Chán ăn;
- Bỏ bú;
- Nôn trớ;
- Chướng bụng;
- Đau bụng;
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Miễn dịch yếu;
- Dễ bị nhiễm khuẩn.
Nếu bé có biểu hiện này, phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám để có cách chữa hiệu quả.
Bệnh loạn khuẩn đường ruột ở người lớn có biểu hiện gồm:
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Đầy hơi;
- Đau bụng;
- Buồn nôn;
- Nôn.
Ở người lớn, nếu có 2 trong số các triệu chứng kể trên thì được cho là loạn khuẩn đường ruột.
4. Vì sao loạn khuẩn đường ruột thường kéo dài?
Loạn khuẩn đường ruột là gì? như đã nói ở trên loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và nó gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đáng nói là có rất nhiều người bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài. Vậy, vì sao loạn khuẩn đường ruột thường kéo dài?
Nguyên nhân là do loạn khuẩn đường ruột chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt. Nếu như bạn đã bị một lần, nhưng không thay đổi được các thói quen này thì đó chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng kéo dài, dai dẳng.
Loạn khuẩn đường ruột thường có xu hướng xảy ra ở trẻ em nhiều hơn bởi trẻ có hệ miễn dịch kém, dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, một số phụ huynh có thói quen cho trẻ ăn dặm sớm và không đúng cách... khiến trẻ dễ bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hơn.
Ngoài ra, trẻ hay bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh dài ngày, đây cũng là lý do khiến cho bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài.
5. Chế độ ăn cho bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài
Bé loạn khuẩn kéo dài có thể xuất phát từ thói quen ăn uống. Do đó, khi bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa:
- Vitamin phức hợp B;
- Canxi;
- Magie;
- Beta-carotene;
- Kẽm.
Ngoài ra, cần thêm vào thực đơn của bé các loại thực phẩm gồm:
- Rau xanh thẫm màu;
- Cá (hồi/thu,...);
- Thịt tươi;
- Ngô;
- Yến mạch.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh. Đây cũng là một phương án tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Như vậy, loạn khuẩn đường ruột kéo dài thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột dù ở trẻ em hay người lớn cũng đều nguy hiểm. Do đó, cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm loạn khuẩn đường ruột và chữa trị sớm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.