Vì sao có hiện tượng tăng kali máu giả?

Vì lượng dịch ngoại bào chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng dịch của cơ thể, cho nên phần lớn (khoảng 98%) lượng kali nằm trong tế bào, chỉ một phần nhỏ nằm ngoài tế bào (1.5 – 2%). Do đó, các rối loạn nồng độ kali huyết thanh thường là hậu quả của sự dịch chuyển kali đi qua màng tế bào mà có thể không phản ánh thực sự chính xác tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa tổng lượng kali trong cơ thể.

Bài viết được viết bởi các bác sĩ Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Nguyên nhân gây tăng kali máu giả

Sự tăng di chuyển kali từ trong tế bào ra ngoài có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu có sẵn nhưng không có tăng tổng lượng kali trong cơ thể. Chú ý những trường hợp tăng kali máu giả tạo do:
+ Thiếu máu cục bộ vùng lấy máu xét nghiệm: Garot quá chặt và kéo dài.
+ Tan máu trong ống nghiệm: Do kỹ thuật lấy máu (sử dụng kim nhỏ), để ống máu quá lâu hoặc trong quá trình vận chuyển ống máu gây vỡ hồng cầu.
+ Tăng bạch cầu (> 50 G/L) hoặc tăng tiểu cầu (> 1000 G/L) làm mẫu máu bị đông và giải phóng kali ra khỏi tế bào


Bạch cầu tăng mạnh làm giải phóng kali khỏi tế bào gây tăng kali máu giả
Bạch cầu tăng mạnh làm giải phóng kali khỏi tế bào gây tăng kali máu giả

Hiện tượng giả tăng Kali máu trong trường hợp:

  • Tình trạng thiếu hụt insulin.
  • Tăng độ thẩm thấu dịch ngoại bào.
  • Toan chuyển hóa.
  • Màng tế bào bị phá vỡ: Tan máu, tiêu cơ vân, hội chứng ly giải khối u.
  • Hoạt động gắng sức quá mức. Lỗi trong lấy mẫu máu xét nghiệm gây vỡ hồng cầu.

2. Cách phát hiện tăng K máu giả

Cần khám lâm sàng và xét nghiệm máu lại để đánh giá, đặc biệt chú ý trong quá trình lấy máu tránh vỡ hồng cầu hoặc buộc Garo chặt quá. Khi có hiện tượng giả tăng K cần khắc phục và điều chỉnh những điều làm tăng giả K như trên đã nói trên.


Xét nghiệm để phát hiện tăng Kali máu giả
Xét nghiệm để phát hiện tăng Kali máu giả
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe