Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Chốc mép là hiện tượng nứt nẻ hoặc mụn nước ở khóe miệng. Mặc dù là một căn bệnh lành tính nhưng nó dễ tái phát và có thể lây lan.
1. Dấu hiệu nhận biết
- Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em từ 2-5 tuổi.
- Cảm giác hơi nóng rát và khó chịu ở khóe miệng.
- Màu da ở vùng khoé miệng tấy đỏ và xuất hiện những vết nứt.
- Có nhiều mụn nước nhỏ tập trung thành từng mảng.
- Đối với trẻ sơ sinh ta dễ dàng thấy lớp vảy màu vàng. Ngoài ra đầu lưỡi trẻ sẽ hơi bóng, họng và môi khô.
- Cảm giác đau khi há miệng hoặc cười to. Đặc biệt khi ăn thực phẩm có tính axit cao, đồ ăn có vị cay, mặn,... sẽ làm cho vết nứt càng nặng thêm.
- Người mắc bệnh đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch cũng dễ mắc phải căn bệnh này.
2. Nguyên nhân
- Virus herpes là tác nhân chính gây bệnh
- Biểu hiện này cũng thường gặp ở những người bị viêm da cơ địa, da thường xuyên khô và nứt nẻ.
- Ngoài ra còn do nấm candida albicans. Các bào tử của nó có ở khắp nơi và hoạt động mạnh nhất là khi tình trạng sức khỏe yếu làm giảm sức đề kháng gây ra tình trạng viêm khóe miệng.
- Bệnh cũng có thể do sự thiếu hụt vitamin B2. Nguyên nhân là do ta ăn quá ít rau và có loại hoa quả tươi, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
Đối với trẻ em, khi mẹ thiếu sữa cho con bú hoặc cho con ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ không tạo được sức đề kháng tốt cho bé rất dễ dẫn đến tình trạng chốc mép này.
- Chốc mép được chia thành 2 loại:
- Chốc mép nguyên phát: tác nhân gây bệnh trên làn da khoẻ mạnh bình thường.
- Chốc mép thứ phát: tác nhân gây bệnh trên da đã mắc phải các bệnh về da khác như chàm, ghẻ,...
3. Cách phòng tránh bệnh
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn thức ăn giàu vitamin B12 (rau, củ quả tươi,...)
- Không ăn đồ quá cay, chứa nhiều axit,...
- Uống nhiều nước
Vệ sinh da sạch sẽ, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng.
Tránh để da bị xây xước, tổn thương. Nếu bị tổn thương nên tránh chạm trực tiếp vào vết thương đặc biệt là khi có móng tay dài.
Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
4. Phương pháp điều trị
Bạn có thể điều trị tại nhà bằng một số loại thực phẩm có chức năng làm dịu da, tăng sức đề kháng như:
- Dưa leo, nha đam: Có thể vừa ăn vừa thoa đắp trực tiếp lên da có công dụng làm dịu mát cho da cũng như giảm tình trạng viêm nhiễm do vết thương gây ra.
- Dầu dừa, dầu olive: Bôi trực tiếp lên da có công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra ta còn có thể rửa vết thương bằng nước ấm sau đó bôi vaseline vào vết nứt, vết thương sẽ lành khá nhanh.
Bạn cần đến khám bác sĩ da liễu khi tình trạng tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoạt, bác sĩ sẽ khám, xét nghiệm để tìm nguyên nhân giúp điều trị triệt để bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I - Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS - Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.