Vết thương hở có nên băng kín lại không?

Vết thương hở là tình trạng có thể gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu được đúng cách chăm sóc vết thương hở. Trong đó việc băng kín vết thương hay không cũng được rất nhiều người quan tâm.

1. Vết thương hở có nên băng kín lại không?

Vấn đề, vết thương hở có nên băng kín hay không vốn được rất nhiều người thắc mắc. Thực chất, vấn đề này còn tùy thuộc vào việc những vết thương đó như thế nào.

  • Khi nào không cần băng vết thương: Khi chúng ta để hở vết thương thì có khả năng bị chà xát vào quần áo, bị dính bụi bẩn, ở vị trí thường xuyên phải làm việc thì dễ gây nhiễm trùng. Cho nên nếu những vết hở, kích thước nhỏ không nằm ở những vùng có thể bị bẩn hoặc quần áo cọ xát, thì bạn không cần phải băng lại. Làm như vậy với những vết thương nhỏ sẽ giúp chúng nhanh khô và nhanh lành hơn, hay trong những trường hợp loét do tỳ đè cũng được khuyến cáo nên để khô tự nhiên.
  • Khi nào cần băng vết thương hở: Ở những trường hợp vết thương hở lớn, nếu không băng kín sẽ làm cho vết thương không được che phủ dẫn tới khô các tế bào bề mặt mới, điều này làm tăng cơn đau hoặc làm chậm quá trình chữa lành, cho nên những vết thương hở lớn cần được băng đảm bảo vô khuẩn và giữ không bị ướt để được giữ ẩm, vết thương sạch sẽ giúp giảm sẹo và nhanh lành. Ngoài ra, trong những trường hợp vết thương có thể dễ bị bẩn như tay chân, kích thích hay cọ xát bởi quần áo của bạn thì nên băng kín cùng với miếng gạc vô khuẩn.

Như vậy, tùy thuộc vào thực trạng của vết thương mà lựa chọn việc có nên băng kín hay không. Nhưng vết thương hở nhỏ bạn có thể tự xử lý, nhưng với vết thương hở lớn cần được sự chăm sóc của nhân viên y tế.

2. Cách băng vết thương hở?

Để băng bó vết thương hở trước hết bạn cần những vật dụng như: Gạc vô khuẩn, băng quận hay băng dính.

  • Đầu tiên, hãy rửa sạch vùng có vết thương hở và đắp băng gạc vô trùng lên vị trí vết thương. Trước khi đắp có thể dùng cồn iod để làm sạch vết thương.
  • Cố định vết thương. Có thể đơn giản bằng cách dùng băng dính y tế để dán băng gạc cố định quanh vị trí vết thương. Hay một số trường hợp có thể dùng băng quận. Mở băng cuộn và bắt đầu với phần cuối của cuộn ở trên vết thương, sau đó quận hết lượt rồi cố định hai đầu dây của băng cuộn bằng kẹp hoặc chính đoạn còn thừa của băng cuộn.
  • Sau khi cố định xong cần để những vết thương hở ở vị trí cao, tránh sưng nề. Thay băng hàng ngày để tránh nguy cơ nhiễm trùng và đặc biệt cần tránh nước đảm bảo không để vết thương đã băng kín bị ướt.

Ngoài ra với những vết thương nhỏ ở tay chân, bạn có thể sát khuẩn vết thương, sau đó dùng băng urgo băng vết thương tránh cọ xát hay bị nhiễm khuẩn.


Vết thương hở cần được băng bó theo đúng quy trình
Vết thương hở cần được băng bó theo đúng quy trình

3. Một số lưu ý khi bị vết thương hở?

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở:

  • Nếu bạn băng kín vết thương hở thì nên tuyệt đối tránh để bị ẩm ướt, đặc biệt do những loại nước không sạch.
  • Sau khi băng kín vết thương cần thay băng hàng ngày và theo dõi để đánh giá tình trạng tiến triển của vết thương.
  • Luôn kiểm tra vết thương, nếu có bất thường cần lưu ý ngay.
  • Một số dấu hiệu của vết thương hở cần được chăm sóc ý tế như: Vết thương lở không liền mà lởm chởm. Vết thương trên khuôn mặt cần được chăm sóc cẩn thận để tối ưu nguy cơ hình thành sẹo. Các cạnh của vết thương có dấu hiệu mở ra, không liền sẹo. Vết thương hở có những chất bẩn sẽ không ra ngoài, không rửa sạch được. Dấu hiệu sưng, đỏ nặng nề hơn, chảy mủ có mùi hôi, màu vàng hay xanh. Có dấu hiệu sốt trên 37,5 độ C. Khu vực xung quanh vết thương có cảm giác tê.

Vết thương hở với một số trường hợp nhẹ có thể không cần băng bó để tạo điều kiện cho vết thương thông thoáng, nhưng những trường hợp vết thương hở trên vùng da lớn cần được băng lại để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn và cấp ẩm cho vùng da tổn thương mau lành hơn. Nếu không chắc chắn tình trạng của mình nên tới các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: aafp.org - health.clevelandclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe