Vấn đề kinh nguyệt ở nữ vận động viên trẻ

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường xuyên xảy ra ở các nữ vận động viên. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, cường độ tập luyện cao gây rối loạn nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới, thậm chí là gây vô sinh.

1. Chức năng sinh sản bình thường

Chức năng sinh dục của nữ giới khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào ba cơ quan là: Vùng dưới đồi- tuyến yên - buồng trứng.

Vùng dưới đồi bắt đầu chu kỳ sinh sản bằng cách gửi hormone giải phóng gonadotropin (Gn-RH), thúc đẩy tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Khi các nang này trưởng thành, chúng sẽ tiết ra estrogen. Khi đó, nồng độ estrogen tăng và thông báo đến vùng dưới đồi và tuyến yên rằng quá trình rụng trứng sắp bắt đầu.

Trong khi đó, tuyến yên đang sản xuất một loại hormone khác là luteinizing hormone (LH). Một thời gian ngắn trước khi rụng trứng, lượng LH tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình rụng trứng. Ngoài estrogen, nang trứng trống rỗng bắt đầu sản xuất hormone progesterone giúp chuẩn bị cho tử cung để có thể mang thai.

Nếu trứng được giải phóng không được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ, trứng sẽ tan vào niêm mạc tử cung và rụng trong kỳ kinh nguyệt. Sau kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen và progesterone lại thấp, điều này kích hoạt vùng dưới đồi một lần nữa tiết ra FSH, bắt đầu một chu kỳ mới.

2. Vô kinh

Vô kinh là một tình trạng thường gặp của các nữ vận động viên. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh do sự ức chế sản xuất Gn-RH với các tác động lên tuyến yên và buồng trứng. Điều này khiến sự tăng LH của túi giữa không diễn ra, các nang trứng không phát triển bình thường và việc sản xuất estrogen giảm. Tình trạng này có thể dẫn đến vô kinh ở nữ giới.

Đối với một số bé gái bắt đầu tập luyện thể thao khi còn nhỏ, việc tập luyện cường độ cao kết hợp với chế độ dinh dưỡng không đầy đủ có thể dẫn đến dậy thì muộn. Những bé gái chưa có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên vào năm 15 tuổi sẽ được chẩn đoán là vô kinh nguyên phát. Nếu bạn không có ba kỳ kinh liên tiếp sau khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được gọi là vô kinh thứ phát. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày là tình trạng kinh nguyệt ít.

Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể gây ra các bất thường về nội tiết tố. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone cao hơn như cortisol và catecholamine (các hóa chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh). Ngoài ra, việc sản xuất hormone tăng trưởng có thể giảm. Tất cả những thay đổi này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.


Mất kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền.
Mất kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền.

3. Hậu quả của việc trễ kinh

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Kỳ kinh đối với nữ vận động viên gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện như: Thay đổi tâm trạng, chuột rút, đau bụng, đầy hơi,... Tuy nhiên, tình trạng trễ kinh lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với họ, thậm chí là vô sinh.

Nhiều vận động viên có lẽ không cân nhắc về việc mang thai, sinh con. Tuy nhiên với những người có kế hoạch sinh con thì cần lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt bởi nó có thể cản trở quá trình mang thai này.

Mật độ xương thấp

Một trong những hậu quả của việc trễ kinh là ảnh hưởng đến mật độ xương. Khoảng 1⁄2 khối lượng xương đỉnh của nữ giới có được trong thời kỳ thanh thiếu niên với mức tăng lớn nhất trong khoảng từ 11 đến 14 tuổi.

Nhiều yếu tố góp phần vào mật độ xương và một trong số đó là estrogen. Phụ nữ có mức estrogen thấp mãn tính do vô kinh có nguy cơ bị loãng xương và không đạt được khối lượng xương đỉnh cao. Việc sản xuất bất thường cortisol và hormone tăng trưởng có thể xảy ra do căng thẳng về thể chất và tinh thần khi luyện tập.

Rõ ràng là cấu trúc xương yếu có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong thời gian ngắn. Hai yếu tố vô kinh và chế độ tập luyện cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho nữ vận động viên trẻ

Theo các chuyên gia, đa số các vận động viên nữ chỉ cần tăng hoặc vượt mức tiêu thụ năng lượng bình thường là đủ để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Họ chỉ cần ăn đủ chứ không nhất thiết phải ăn quá nhiều. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia để giúp các nữ vận động viên cân bằng được nội tiết tố và ổn định quỹ đạo kinh nguyệt:

  • Ăn đủ bữa và đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Các vận động viên nói chung và nữ vận động viên nói riêng nên đảm bảo việc ăn đủ bữa với các nhóm dinh dưỡng. Ngay cả khi bạn không đói cũng nên nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Khi ra ngoài ăn, bạn cũng nên lựa chọn những món ăn giàu dinh dưỡng.

Lịch trình công việc của mỗi vận động viên thường bận rộn và đôi khi quên ăn. Do đó, việc chuẩn bị, tích trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh là rất cần thiết. Bạn có thể bổ sung năng lượng bất cứ lúc nào. Một số đồ ăn vặt bổ dưỡng như: Trái cây, salad, sữa chua, pho mát, bánh quy giòn....

  • Nên có thái độ tích cực với các thực phẩm

Nhiều vận động viên có có dấu hiệu rối loạn ăn uống như: Có chế độ ăn uống khiêm ngặt, tự tin hoặc ám ảnh về cân nặng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nội tiết tố của các nữ vận động viên.

  • Tránh tập luyện quá sức

Nội tiết tố rất nhạy cảm với những thay đổi của cơ thể. Khi tập luyện quá sức sẽ khiến gây mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, khi có các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt như: Trễ kinh, mất kinh, rong kinh,.. bạn nên giảm hoặc ngừng tập luyện cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường.

Vấn đề kinh nguyệt ở nữ vận động viên trẻ

  • Duy trì một giấc ngủ ngon

Lợi ích của một giấc ngủ ngon giúp tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây là thời gian cần thiết để cơ thể nạp lại năng lượng sau một ngày căng thẳng cả về thể chất, tinh thần. Đồng thời, giúp bộ não có thời gian mã hóa và tái tạo lại ký ức.

Ở thanh thiếu niên và thanh niên, giấc ngủ sâu đóng vai trò tiết ra hormone tăng trưởng. Mặt khác, thiếu ngủ làm giảm sự tập trung và khả năng thực hiện các công việc phức tạp.

  • Kiểm soát căng thẳng

Tính chất công việc của các nữ vận động viên thường rất căng thẳng và áp lực. Do đó, đa số các vận động viên sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất hormone và gây rối loạn kinh nguyệt.

Do đó, các nữ vận động viên nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thư giãn. Dành nhiều thời gian trò chuyện, du lịch với gia đình và bạn bè.

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Đa số các vận động viên được yêu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ 3 tháng - 6 tháng/lần. Các chuyên gia sẽ theo dõi, xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đưa ra hướng giải quyết hiệu quả.

Quá trình thăm khám đối với các nữ vận động viên sẽ có sự tham gia của nhiều bác sĩ chuyên khoa như: Dinh dưỡng, tâm lý,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe