Uống thuốc điều trị bệnh cường giáp có thể gây tăng cân?

Cường giáp sẽ gây ra giảm cân, một khi đã được điều trị cường giáp, tình trạng giảm cân mà bệnh nhân đã trải qua trước khi điều trị sẽ bị đảo ngược. Tuy nhiên, nhiều người không chuẩn bị cho khả năng tăng cân khiến họ vượt quá trọng lượng bình thường. Mặc dù uống thuốc cường giáp tăng cân hay tăng cân là tác dụng phụ của thuốc cường giáp, ngừng điều trị KHÔNG phải là một quyết định đúng đắn.

1. Mối quan hệ giữa tuyến giáp và trọng lượng cơ thể?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước dưới của cổ, có hình bướm. Chức năng của tuyến giáp là tạo ra các hormon tuyến giáp, tiết vào máu và sau đó được đưa đến mọi mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, cơ bắp và các hoạt động khác, các cơ quan hoạt động như bình thường.

Mối quan hệ phức tạp giữa các bệnh lý tuyến giáp, cân nặng của cơ thể và sự trao đổi chất là một thể thống nhất. Trong đó, các hormon tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất ở cả động vật và người. Sự trao đổi chất được xác định bằng cách đo lượng oxy được cơ thể sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu phép đo được thực hiện ở trạng thái nghỉ, đây là nền tảng cơ sở của tỷ lệ trao đổi chất. Phép đo này là một trong những xét nghiệm sớm nhất được sử dụng để đánh giá tình trạng tuyến giáp.

Bệnh nhân có tuyến giáp bị suy giảm chức năng có tỷ lệ trao đổi chất thấp và ngược lại, những người có tuyến giáp hoạt động quá mức có tỷ lệ trao đổi chất ở mức cao. Các nghiên cứu sau này liên kết những quan sát này với các phép đo về tuyến giáp dựa trên nồng độ hormone và cho thấy hormone tuyến giáp thấp thì tỷ lệ trao đổi chất thấp và ngược lại.


Bệnh nhân có tuyến giáp bị suy giảm chức năng có tỷ lệ trao đổi chất thấp và ngược lại
Bệnh nhân có tuyến giáp bị suy giảm chức năng có tỷ lệ trao đổi chất thấp và ngược lại

2. Mối quan hệ giữa tỷ lệ trao đổi chất và cân nặng cơ thể?

Sự khác biệt về tỷ lệ trao đổi chất có liên quan đến những thay đổi trong cân bằng năng lượng. Cân bằng năng lượng phản ánh sự khác biệt giữa số calo một người ăn và số lượng calo mà cơ thể sử dụng.

Dựa trên những nghiên cứu như vậy, những thay đổi về nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể đã được nhận định là có dẫn đến những thay đổi trong tỷ lệ trao đổi chất, cũng gây ra những thay đổi trong cân bằng năng lượng và những thay đổi tương tự về trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, tỷ lệ trao đổi chất không phải là yếu tố duy nhất có liên quan đến trọng lượng cơ thể và tuyến giáp. Cụ thể là, khi tỷ lệ trao đổi chất giảm ở động vật (ví dụ bằng cách giảm nhiệt độ cơ thể), biểu hiện cũng không như mong đợi là tăng cân. Như vậy, mối quan hệ giữa trao đổi chất tỷ lệ cân bằng năng lượng và thay đổi trọng lượng rất phức tạp. Có nhiều hormone khác (ngoài tuyến giáp), protein và các hóa chất khác rất quan trọng để kiểm soát tiêu hao năng lượng, lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể.

Dù vậy, trong các tác nhân đã biết, hormone tuyến giáp được nhận định là có vai trò then chốt đối với các quá trình chuyển hóa năng lượng tại các tế bào trong cơ thể nói chung, gián tiếp tác động tới trọng lượng cơ thể nói riêng.

3. Mối quan hệ giữa cường giáp và trọng lượng cơ thể?

Tỷ lệ trao đổi chất ở bệnh nhân cường giáp được quan sát là tăng cao, nhiều bệnh nhân bị có biểu hiện sụt cân rõ. Quả thật, một tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm giảm cân, đây là lý do đi khám của rất nhiều trường hợp.

Hơn nữa, giảm cân có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của thừa chức năng tuyến giáp. Ví dụ, nếu tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức vì bất cứ lý do nào, tỷ lệ trao đổi chất của cá nhân đó sẽ tăng lên dẫn đến tăng lượng calo cần thiết để duy trì trọng lượng cơ thể. Nếu người đó không tăng lượng calo ăn vào để phù hợp với lượng calo dư thừa bị đốt cháy, hệ quả là sẽ bị giảm cân.

Như đã chỉ ra trước đó, các yếu tố kiểm soát sự thèm ăn, sự trao đổi chất và hoạt động của cơ thể rất phức tạp và hormone tuyến giáp chỉ là một yếu tố trong phức hợp này. Tuy nhiên, đây là một yếu tố cốt lõi, khi người bệnh biểu hiện cường giáp càng rõ, giảm cân sẽ càng nhiều.

Ngoài ra, tình trạng giảm cân cũng được quan sát thấy trong các điều kiện khác, bất cứ khi nào hormone tuyến giáp tăng cao, chẳng hạn như trong giai đoạn nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hoặc nếu liều của thuốc bổ sung hormone tuyến giáp là quá cao đối với một bệnh nhân. Từ giai đoạn cường giáp cũng làm tăng cảm giác thèm ăn, một số bệnh nhân có thể không giảm cân mà lại thực sự có thể tăng cân, tùy thuộc vào mức độ tăng lượng calo tiêu thụ vào.


Tỷ lệ trao đổi chất ở bệnh nhân cường giáp được quan sát là tăng cao, nhiều bệnh nhân bị có biểu hiện sụt cân rõ
Tỷ lệ trao đổi chất ở bệnh nhân cường giáp được quan sát là tăng cao, nhiều bệnh nhân bị có biểu hiện sụt cân rõ

4. Tại sao bị tăng cân khi dùng thuốc điều trị bệnh cường giáp?

Vì cường giáp là một trạng thái bất thường, cơ thể sẽ bị sụt cân và sẽ trở lại tăng cân khi trạng thái bất thường này được đảo ngược.

Trung bình, trọng lượng của cơ thể mất đi trong trạng thái cường giáp sẽ được lấy lại khi cường giáp được điều trị hiệu quả với thuốc kháng giáp. Thậm chí, uống thuốc cường giáp còn gây tăng cân, nhất là khi ban đầu người bệnh chỉ giảm cân ít hoặc không giảm vì bệnh nhân có thể đã quen với việc ăn nhiều calo hơn vì tiêu hao thêm năng lượng trong bệnh cảnh cường giáp.

5. Làm thế nào để phòng tránh tăng cân - tác dụng phụ của thuốc cường giáp

Nếu tình hình chức năng tuyến giáp đã được bình ổn, người bệnh hiện đã trở về ở mức cân nặng hợp lý. Để duy trì cân nặng hợp lý này, như một cách ứng phó với tác dụng phụ của thuốc cường giáp là gây tăng cân, người bệnh nên lập kế hoạch duy trì cân nặng ngay bây giờ, thay vì tự ý giảm liều thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Các cách giúp tránh tăng cân được trình bày dưới đây, cần được xây dựng như một thói quen hằng ngày:

  • Có ý thức kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào bằng cách chủ động kiểm tra lượng calo đem lại trên từng đơn vị thức ăn; xây dựng một thực đơn lành lành, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, hạn chế tinh bột, chất béo; hạn chế nước ngọt hay sử dụng đường để tạo vị ngọt trong thức ăn; ăn đúng cữ, tránh nhịn đói hay bỏ bữa. Hạn chế tiêu thụ bia rượu.
  • Luyện tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường tiêu thụ năng lượng; chú trọng các bài tập sức cơ, sức bền.
  • Tránh căng thẳng, biết cách quản lý công việc.
  • Ngủ đủ giấc
  • Cần có người đồng hành cùng ăn uống, tập luyện giảm cân, duy trì trọng lượng lý tưởng.

Tóm lại, uống thuốc điều trị bệnh cường giáp có thể gây tăng cân đã được chứng minh. Tuy nhiên, việc đối phó với tác dụng phụ này không phải là tự ý bỏ trị mà cần xây dựng lối sống thích nghi phù hợp; đồng thời tuân trị phác đồ nội khoa để giúp việc kiểm soát chức năng tuyến giáp được hiệu quả cũng như phối hợp can thiệp ngoại khoa nếu có chỉ định. Ngoài ra, để tầm soát bệnh lý tuyến giáp hiệu quả thì mỗi người nên rèn cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, thyroid.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe