Uống nước nóng có tốt không?

Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể. Do vậy nhu cầu bổ sung nước của cơ thể cần đảm bảo 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Vậy uống nước lạnh hay uống nước nóng tốt cho sức khỏe là điều không ít người thắc mắc.

1. Uống nước ấm mỗi sáng để giảm tắc nghẽn mũi khi lạnh

Mũi bị nghẹt chủ yếu là do dịch mủ viêm đọng lại đông đặc. Nhờ sức ấm của nước, dịch mũi loãng ra, đồng thời mềm hơn và dễ dàng được loại bỏ khiến dịu cơn đau và hô hấp bình thường.

Theo một số người cao tuổi chia sẻ, họ thường uống trà ấm để hạn chế các bệnh tai mũi họng. Khi bạn có một đồ uống ấm và đồ uống lạnh, đồ ấm sẽ tác dụng tốt nếu nhiệt độ phòng khi đó hạ thấp.

2. Bổ sung nước để kích thích tiêu hóa

Khi bạn uống nước ấm mỗi sáng, nước sẽ qua dạ dày rồi tới ruột của bạn. Khi ấy thực phẩm bạn nạp vào đã chuyển hóa và khả năng loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể cũng có hiệu quả hơn. Theo lý thuyết, uống nước giúp thực phẩm mềm hơn nên dễ dàng tiêu hóa hơn.

Một số khác lại nghiên cứu để chứng minh uống nước ấm giúp ruột hoạt động tốt và tống khí ra ngoài sau khi trải qua phẫu thuật. Do vậy, bạn có thể uống nước để kích thích tiêu hóa hoặc chỉ đơn giản là cung cấp nước cho cơ thể.

3. Uống nước giúp tăng sức khỏe cho hệ thần kinh trung ương

Uống nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn. Trong số đó, có thể nhắc đến hệ thần kinh trung ương - bộ phận xử lý thông tin mà cơ thể cung cấp. Dù là uống nước nóng hay lạnh thì công dụng này đều mang lại miễn là bạn đang uống đủ nước theo lời khuyên của các chuyên gia.

Nếu đảm bảo uống nước đủ, bạn sẽ hạn chế được những cảm xúc tiêu cực mà não bộ phát ra. Đồng thời não sẽ tỉnh táo minh mẫn giúp bạn làm việc và học tập đạt hiệu quả cao hơn.

4. Giảm nguy cơ táo bón nhờ thói quen uống nước ấm

Nước là một phân tử hóa học có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Khi cơ thể mất nước sẽ bị khô da nứt nẻ nặng hơn là mắc phải táo bón. Vì vậy bạn nên tạo thói quen uống nước khoa học để giúp đại tiện dễ dàng hơn.


Uống nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn
Uống nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn

5. Uống nước để bảo bảo cơ không bị mất nước

Mặc dù có một số nghiên cứu khuyến khích uống nước mát để bù nước nhưng bạn vẫn nên sử dụng nước nóng vừa để tránh sốc nhiệt trong mùa lạnh. Theo các nghiên cứu y khoa, phụ nữ cần 2,3 lít nước trong khi đó nam giới cần 3,3 lít. Con số này được hiểu là tổng lượng phân tử nước cung cấp trong cả ngày chứ không đơn giản chỉ là nước chúng ta uống.

Phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú sẽ có nhu cầu nước khá cao. Đối tượng này nên uống nước ấm để tránh cơ thể nhiễm lạnh đồng thời để bù nước kịp thời. Đặt biệt là cho con bú cần bổ sung nhiều nước để tránh cơ thể mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tạo sữa của người mẹ.

6. Uống nước ấm để điều hòa thân nhiệt

Khi nhiệt lượng cơ thể thấp, một số xuất hiện biểu hiện run không kiểm soát. Điều đó không có gì nguy hiểm cơ thể chúng ta chỉ đang phản ứng chống lại cái lạnh thôi. Lúc đó, bạn hãy uống một cốc nước ấm để điều hòa lại nhiệt độ cơ thể về mức ổn định dần dần sẽ không còn run nữa.

Do cơ thể chúng ta cần vận động để tăng nhiệt khi mùa lạnh đến nên uống nước nóng sẽ giúp tăng thân nhiệt nhanh hơn. Đây là một cách hữu hiệu để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức tốt nhất.

7. Uống nước ấm có tác dụng lưu thông khí huyết

Tắc nghẽn mạch máu rồi xơ vữa thành mạch hay tổn thương động mạch luôn là vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế, uống nước ấm là giải pháp tốt để tăng khả năng lưu thông khí huyết và ổn định đường huyết cho cơ thể. Hơn thế nước một cốc nước ấm sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

8. Uống đủ nước để hạn chế căng thẳng tâm lý

Vì uống nước là một giải pháp tích cực cho nâng cao chức năng hệ thần kinh trung ương nên bạn có thể uống nước ấm để hạn chế cảm xúc tiêu cực diễn ra. Tuy nhiên, không thể uống dồn và 1 lần mà nên chia nhỏ uống để cơ thể có thời gian thẩm thấu. Việc uống nước sẽ khiến bạn bớt dần các cảm giác tích cực và sau một thời gian sức khỏe sẽ được cải thiện tốt hơn.

9. Giải độc cơ thể nhờ thói quen uống nước

Mặc dù các chuyên gia của chúng ta chưa thực sự đưa ra những thông tin chính xác nhất nhưng cơ thể được bổ sung nước là việc vô hại. Với lượng nước thích hợp các chất cặn chất thải trong thận sẽ được trung hòa làm loãng và đơn giản hơn cho quá trình bài tiết. Đồng thời, một lượng nước ngấm vào máu cũng giúp hòa tan những chất thải trong máu để đưa ra bên ngoài.

Không dừng lại ở thải độc cơ thể, uống nước nóng còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động và tránh đau nhức do khô khớp cứng khớp gây nên. Đặc biệt hơn đây là một cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

10. Uống nước giúp giảm triệu chứng achalasia

Achalasia là một tình trạng tạo nên sự cản trở khiến thức ăn khó di chuyển đến dạ dày và tiêu hóa. Chúng ta có thể hiểu đây là chứng khó nuốt vì thực phẩm ăn vào bị mắc lại không thể di chuyển xuống dạ dày. Theo nghiên cứu, uống nước nóng sẽ làm mềm đồ ăn đồng thời hỗ trợ lưu thông thức ăn từ thực quản đến dạ dày tốt hơn và người mắc chứng này sẽ thấy thoải mái hơn.


Không dừng lại ở thải độc cơ thể, uống nước nóng còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động
Không dừng lại ở thải độc cơ thể, uống nước nóng còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động

11. Chú ý khi uống nước nóng

Uống nước nóng tuy có tác dụng cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho con người, nhưng không thể bỏ qua vấn đề nhiệt độ thích hợp của nước.

Việc sử dụng nước nhiệt độ quá cao sẽ gây nên bỏng rát và tổn thương lớn đến vòm họng và thực quản. Do vậy, bạn cần căn chỉnh nhiệt độ đến mức hợp lý với bản thân trước khi sử dụng.

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu và nắm được uống nước nóng có tác dụng gì. Hãy tập và rèn thói quen uống nước khoa học để nâng cao sức khỏe và phòng chống nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe