Khàn tiếng là vấn đề có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng hay viêm phế quản... Nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả, khàn tiếng có thể tiến triển nặng dẫn đến mất tiếng vĩnh viễn. Do đó, việc áp dụng các cách trị khàn tiếng hiệu quả tại nhà là điều vô cùng cần thiết.
1. Điểm danh các cách trị khàn tiếng hiệu quả tại nhà
Dưới đây là danh sách những cách chữa khàn tiếng sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, tiết kiệm chi phí mà vô cùng hiệu quả mà các bạn không thể bỏ qua.
1.1. Công thức với mật ong và chanh, quất
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong vỏ chanh, quất chứa nhiều tinh dầu có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu đờm, trị khàn tiếng. Khi kết hợp với mật ong, nguồn nguyên liệu này có chứa nhiều vitamin E sẽ giúp phát huy hiệu quả trong việc kháng khuẩn, làm dịu cổ họng nhanh chóng. Thông thường, tình trạng khàn tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt chỉ sau 1-2 ngày sử dụng bài thuốc này.
- Sử dụng chanh: Hãy dùng 1 trái chanh cắt thành lát và ngâm vào trong mật ong 1- 2 tiếng cho ngấm. Sau đó bạn dùng chanh để ngậm trong miệng và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.
- Sử dụng quất: Hãy dùng 2-3 trái quất bỏ hạt, thái lát rồi hấp cách thủy với mật ong trong 15 phút. Bạn dùng hỗn hợp này để ngậm khoảng 2 lần/ngày sẽ thấy tình trạng khản tiếng nhanh chóng được cải thiện.
1.2. Cách chữa khàn tiếng tại nhà với củ gừng
Khi nhắc đến gừng là chúng ta nhắc đến loại gia vị có tác dụng chống viêm, giảm đau hoàn toàn tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược khác. Đặc biệt, trong gừng còn có chứa nhiều hoạt chất zingiberol và zingiberene giúp kích thích khả năng lưu thông máu và chữa tổn thương ở thanh quản.
Để trị khàn tiếng bằng gừng, bạn hãy sử dụng 1 củ gừng thái lát rồi cho vào cốc nước sôi. Sau đó, hãy đậy kín miệng cốc lại, ngâm trong khoảng 10 -15 phút để cho các hoạt chất trong gừng tiết ra. Sau đó, bạn hãy uống nước gừng khi còn ấm là tốt nhất. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 cốc, bạn sẽ sẽ thấy cơn đau rát cổ họng và tình trạng khàn tiếng giảm thiểu rõ rệt.
1.3. Cách chữa khàn tiếng tại nhà với muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn, hỗ trợ chữa lành các mô đang kích thích trong cổ họng để cải thiện tình trạng khàn tiếng hiệu quả. Bạn hãy sử dụng 1 thìa cafe muối pha với 1 cốc nước ấm và sử dụng để súc họng thường xuyên mỗi ngày. Tốt nhất hãy súc họng sau khi đánh răng buổi sáng và buổi tối để đảm bảo hiệu quả nhất.
Khi sử dụng cách chữa khàn tiếng này, các bạn chú ý không nên pha nước muối quá mặn vì sẽ làm cho các tế bào vùng cổ họng tổn thương nghiêm trọng hơn và cơ thể bị dư thừa muối. Ngoài ra, bạn cũng nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối xong.
1.4. Công thức từ củ tỏi
Tỏi là gia vị có chứa nhiều hoạt chất tên là axilin, được biết đến là chất chống oxy hóa siêu mạnh có khả năng sát khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, giúp khôi phục tổn thương ở dây thanh quản. Do đó ngoài chữa khàn tiếng, sử dụng tỏi cũng là cách điều trị viêm thanh quản tại nhà được nhiều người lựa chọn.
Bạn hãy sử dụng 1 tép tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, bạn hãy giã tỏi rồi trộn chung với mật ong để ăn hàng ngày cho đến khi hết khàn tiếng.
1.5. Sử dụng quả lê và vỏ quýt
Khi tìm kiếm cách chữa khàn tiếng nhanh nhất tại nhà, công thức từ quả lê là một trong những lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Đây là trái cây có vị ngọt, tính mát có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cực tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra theo y học cổ truyền, lê có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân dịch, tiêu đờm nên có thể giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp.
Với vỏ quýt, đây là nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu thơm glucozit orange, andehit lemon, axit béo, vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1 nên được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bạn hãy sử dụng 1 quả lê, gọt vỏ rồi ép lấy nước. Tiếp đến, bạn sử dụng 20g vỏ quýt sắc với 200ml nước để thu được nước cốt. Cuối cùng, bạn trộn hai loại nước với nhau, sử dụng để uống 2 lần/ngày cho đến khi hết khàn tiếng.
1.6. Sử dụng cây xạ can (rẻ quạt)
Đây là cách trị khàn tiếng được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Theo y học cổ truyền, xạ can là thảo dược thường dùng để trị các bệnh đau cổ họng, viêm họng, viêm thanh quản và cả chứng mất giọng hiệu quả.
Bạn hãy chuẩn bị một tí rễ cây xạ can, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến, bạn giã nát rễ cây, thêm chút muối rồi chắt lấy nước. Hàng ngày, bạn hãy ngậm nước cốt thu được rồi nuốt từng chút một cho trôi xuống cổ họng. Hãy chú ý kiên trì dùng từ 2-3 lần mỗi ngày đến khi hết bệnh.
1.7. Trị khàn tiếng với giá đỗ
Giá đỗ là loại rau mầm có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C, calo, glucid, protein cao gấp nhiều lần so với hạt đỗ xanh thông thường. Do vậy, giá đỗ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, dịu cổ họng, chữa trị khàn tiếng rất nhanh chóng.
Với cách chữa khàn tiếng tại nhà bằng nguyên liệu này, bạn hãy sử dụng khoảng 100-150g giá đỗ, đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Sau đó, hãy ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần tình trạng khản tiếng được cải thiện rõ rệt.
1.8. Sử dụng hành tây giúp chữa khàn tiếng
Từ lâu, hành tây được coi là vị thuốc dân gian dùng để trị ho và khàn tiếng rất hiệu quả.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ hành tây rửa sạch, cắt nhỏ và đun với nước trong khoảng 15-20 phút rồi lọc bã lấy nước cốt. Sau đó, hãy dùng nước này để uống 2-3 lần một ngày, có thể vắt thêm vài giọt chanh hoặc pha loãng với nước lọc cho dễ uống hơn.
1.9. Sử dụng lá hẹ
Lá hẹ là thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt với đấng mày râu nhưng ít người biết rằng đây cũng là vị thảo dược trị khàn tiếng hiệu quả.
Nguyên nhân là do trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như sunfua, saponin và odorin cho khả năng ức chế tụ cầu và một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản.
Bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch và để ráo nước. Kế đến, bạn cắt lá hẹ thành từng khúc cỡ 1cm, cho vào chén cùng 3 muỗng mật ong rồi đem đi hấp cách thủy đến khi chín nhừ. Cuối cùng, hãy chắt lấy phần nước cốt, uống mỗi lần 2 thìa, uống 03 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
1.10. Sử dụng sản phẩm chứa thảo dược tự nhiên trị khàn tiếng
Những cách thức trị khàn tiếng tại nhà trên thường phát huy hiệu quả chậm, có cách chế biến phức tạp nên không phù hợp với những người bận rộn. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một sản phẩm trị khàn tiếng từ thảo dược tự nhiên.
Theo đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chứa các thành phần như cao rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng... Đây là những dược liệu có chứa các kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật, vô cùng thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng sản phẩm đúng cách sẽ giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn có hại (bảo vệ vi khuẩn có lợi), chống viêm, giảm phù nề, cải thiện nhanh các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng mà không lo tác dụng phụ.
Đặc biệt, với các hoạt chất kháng sinh thực vật, kháng viêm thực vật, sử dụng sản phẩm lâu dài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
2. Một số lưu ý khi trị khàn tiếng tại nhà
Trong quá trình áp dụng những mẹo chữa khàn tiếng trên, các bạn cần áp dụng thêm những phương pháp sau để góp phần hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng này tái phát.
- Hạn chế nói chuyện: Khi bị khàn tiếng, việc nói nhiều cộng với âm lượng lớn hoặc la hét sẽ khiến cho dây thanh âm tổn thương. Do đó, bạn nên hạn chế nói chuyện trong giai đoạn này để giọng nói không trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng khan tiếng sẽ được cải thiện rõ rệt nếu bạn hạn chế nói từ 1-2 ngày và chỉ nói khi cần thiết với âm lượng nhỏ, điều này sẽ giúp cho dây thanh âm được phục hồi.
- Uống nước ấm hàng ngày: Thay vì nước lạnh, bạn hãy uống thật nhiều nước ấm bởi điều này có tác dụng làm lành các mô bị tổn thương ở khu vực dây thanh quản.
- Áp dụng bài tập thở: Khi điều trị khàn tiếng, người bệnh nên thở sâu bằng mũi thay vì thở bằng miệng hoặc họng là tốt nhất.
Trên đây là những cách chữa khàn tiếng tại nhà hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Những phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Tuy nhiên với trẻ em, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để lựa chọn phương pháp phù hợp với con, tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.