Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - BVĐK Quốc tế Vinmec Central Park
Uống nước ngọt là cách giải khát được nhiều người lựa chọn, khi uống vào cơ thể sẽ được tỉnh táo, giải khát nhanh. Vì thế nên nhiều người thường uống 2-3 lon nước ngọt mỗi ngày. Vậy uống nước ngọt nhiều có sao không và có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Nước ngọt được làm từ nước, chất ngọt nhân tạo và hương liệu tự nhiên. Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra khuyến cáo mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 6 muỗng cà phê đường. Đường đó có thể đến từ nhiều nguồn như: đồ ăn, thức uống, đường tinh luyện, trái cây. Trong khi đó 1 lon nước ngọt dung tích khoảng 330ml có chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường. Vì thế nếu uống 1 lon nước ngọt trong ngày thì lượng đường trong cơ thể đã quá mức khuyến nghị.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh việc uống nhiều nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đồng thời làm giảm lượng đường trong máu.
Vì thế để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, khi uống nước ngọt bạn nên lưu ý:
- Nên dùng nước ngọt không đường hoặc lượng đường thấp
- Không uống nhiều nước ngọt cùng 1 lúc
- Tăng cường việc tập thể dục
Hiện nay vấn đề uống nhiều nước ngọt có nguy cơ mắc tiểu đường vẫn đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, tuy nhiên dù nước ngọt có làm tăng khả năng mắc bệnh hay không thì vẫn nên hạn chế, bởi việc tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến cơ thể đối diện với tình trạng béo phì, tim mạch. Và bạn hoàn toàn có thể thay nước ngọt bằng nước lọc, nước ép hoa quả, nước trà để tốt cho sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.