Ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm do chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để củng cố chức năng của tuyến giáp và hỗ trợ quá trình điều trị. Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm nên được ưu tiên và những thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1.Ung thư tuyến giáp là bệnh gì ?

Ung thư tuyến giáp là một dạng bệnh lý trong đó các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường và hình thành các khối u ác tính. Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trước cổ, có vai trò sản xuất hormone điều chỉnh nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.  

Có bốn loại ung thư tuyến giáp chính, bao gồm ung thư nhú, ung thư nang, ung thư thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó, ung thư không biệt hóa là loại hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất. Ngược lại, ung thư nhú là dạng phổ biến nhất và có tiên lượng tốt nhất, thường có tỷ lệ chữa khỏi cao khi được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

2.Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

"Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?" là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và người nhà của họ đặt ra khi đối mặt với chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng không chỉ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

2.1. Rau lá xanh

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp được khuyên nên ăn nhiều rau lá xanh như rau bina và rau diếp vì chúng giàu magie, khoáng chất giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của tuyến giáp. Sự thiếu hụt magie có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ và rối loạn nhịp tim. 

Rau lá xanh là thực phẩm được khuyến khích dùng trong thực đơn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Rau lá xanh là thực phẩm được khuyến khích dùng trong thực đơn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

2.2. Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí rất giàu magie và là nguồn cung cấp protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E và các vitamin nhóm B, đều cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của tuyến giáp.

2.3. Hải sản

Tôm, cá, cua và các loại hải sản khác là những thực phẩm quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vì chứa I-ốt, kẽm, vitamin nhóm B và omega-3, giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn.

2.4. Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B

Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm giảm tổn thương tuyến giáp. Ngoài ra, thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, đậu Hà Lan cũng rất giàu vitamin nhóm B, nên được tích cực bổ sung vào chế độ ăn uống để hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.

2.5. Kẽm, đồng và sắt

Các chất vi lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tuyến giáp. Kẽm hỗ trợ tăng mức TSH, đồng tham gia vào quá trình sản sinh hormone tuyến giáp. Trong khi đó, sắt hỗ trợ các hoạt động tuyến giáp diễn ra thuận lợi. Để đảm bảo cung cấp đủ các khoáng chất này, bệnh nhân nên bổ sung gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ ăn hàng ngày.

2.6. I-ốt

I-ốt là thành phần không thể thiếu trong tổng hợp hormone tuyến giáp. Người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ i-ốt thông qua chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động ổn định và giảm nguy cơ hình thành khối u tuyến giáp. Không phải ai cũng có thể bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày, đặc biệt là những bệnh nhân sống ở vùng núi cao và xa khu vực biển. Các thực phẩm như tảo biển và rong biển là nguồn cung cấp i-ốt phong phú. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều i-ốt vì có thể gây viêm tuyến giáp, làm cho các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

2.7. Selen

Khoáng chất này rất quan trọng trong việc sản sinh và điều tiết hormone T3. Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu selen như cá hồng, cá ngừ, gan bò, nấm, tôm và các loại hạt để hỗ trợ tốt cho tuyến giáp.

2.8. Omega-3

Axit béo Omega-3 có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào với hormone tuyến giáp, từ đó hỗ trợ tốt cho hoạt động của tuyến. Bệnh nhân nên bổ sung Omega-3 từ các nguồn như dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm để cải thiện sức khỏe tuyến giáp. 

Trắc nghiệm: Loại bỏ tin đồn và tìm hiểu sự thật về bệnh suy giáp

Suy giáp là một hội chứng chứ không phải căn bệnh riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thông tin gây tranh cãi về bệnh suy giáp. Hãy cùng trả lời 8 câu hỏi sau để phá vỡ một số nghi ngờ về bệnh lý này nhé!

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Các nguồn thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi là một trong những đáp án bệnh nhân cần biết.
Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Các nguồn thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi là một trong những đáp án bệnh nhân cần biết.

3. Thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh

Bên cạnh biết rõ bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, việc tìm hiểu về những thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm:

3.1. Các sản phẩm từ đậu nành không lên men

Các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành và đậu phụ có thể gây cản trở đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp do chứa các hợp chất ảnh hưởng đến hấp thu i-ốt. Tuy nhiên, các sản phẩm đậu nành lên men lại rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tương miso hoặc tempeh. Nhìn chung, bệnh nhân tuyến giáp nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ sữa đậu nành và đậu phụ.

3.2. Các loại rau họ cải

Rau thuộc họ cải như cải xoăn, cải bruxen và củ cải chứa nhiều Isothiocyanates có thể làm giảm hoạt động của tuyến yên và ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nếu tiêu thụ, bệnh nhân nên luộc sơ các loại rau này để giảm thiểu hàm lượng chất gây hại.

3.3. Các thức ăn chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng, chất phụ gia và hàm lượng chất béo cao không có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Các chất này có thể làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp và giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp. Chính vì thế, người bệnh nên tránh xa loại thức ăn chế biến sẵn. 

Thức ăn chế biến sẵn là loại thực phẩm người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa.
Thức ăn chế biến sẵn là loại thực phẩm người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa.

3.4. Nội tạng động vật

Nếu nhà sản xuất không sử dụng hoá chất hoặc thuốc, thịt của động vật rất sạch và được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nội tạng (tim, gan, thận) lại chứa nhiều acid lipoic có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Bệnh nhân tuyến giáp cần cẩn trọng khi tiêu thụ nội tạng động vật vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị tuyến giáp.

3.5. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten, khi tiêu thụ các thực phẩm chứa gluten (như bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, các món ăn chay) họ có thể gặp phản ứng tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng.  

Xu hướng tiêu dùng hiện đại của ngày nay đang dần chuyển sang sử dụng thực phẩm không chứa gluten, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gluten cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch tự thân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp. Do đó, chế độ ăn không có gluten được khuyến khích nhằm giảm nguy cơ phát triển bệnh tuyến giáp.

3.6. Chất xơ và đường

Mặc dù chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể cản trở sự hấp thu các thuốc điều trị. Bệnh nhân tuyến giáp nên tiêu thụ chất xơ ở mức độ vừa phải nhưng không được loại bỏ hoàn toàn, do chất xơ là thực phẩm rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá.  

Đường và các chất tạo ngọt khác cũng cần được hạn chế vì chúng ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng khi tuyến giáp suy giảm chức năng, từ đó có thể gây tăng cân và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp.

3.7. Một số lưu ý về các loại thực phẩm khác

Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc điều trị tuyến giáp, làm thay đổi tốc độ hấp thu thuốc trị bệnh, làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị.  

Thuốc điều trị suy giáp không nên được uống cùng với thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc cùng với thuốc bổ sung canxi vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Người bệnh nên uống sữa cách xa thời điểm dùng thuốc điều trị tuyến giáp.  

Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa.
Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa.

Ngoài ra, cà phê và các thức uống chứa caffeine cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thuốc tuyến giáp do kích thích hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thụ thuốc. Bệnh nhân tuyến giáp nên uống thuốc khi bụng đang đói, vào buổi sáng và chỉ ăn sáng khoảng một giờ sau khi uống thuốc.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có dịch vụ tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có ung thư tuyến giáp để có biện pháp điều trị kịp thời.Khi đăng ký Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp, khách hàng sẽ được Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết; Siêu âm tuyến giáp; Xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp: FT3, FT4, TSH, Anti – TPO, Anti TG; Trả kết quả và tư vấn với bác sĩ. Để được tư vấn về các gói dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe