U lympho tế bào T ở da (CTCL) là một loại ung thư hiếm gặp và bắt đầu từ các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào T (tế bào lympho T). Trong bệnh u lympho tế bào T ở da, các tế bào ung thư phát triển bất thường khiến vi trung dễ dàng tấn công da. Vậy ung thư tế bào T ở da có nguy hiểm không? Bệnh này được điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư tế bào T ở da (CTCL) qua bài viết dưới đây.
1. Ung thư tế bào T ở da (CTCL) là gì?
U lympho tế bào T ở da (CTCL) là một loại ung thư Lympho không Hodgkin (NHL) hiếm gặp và ảnh hưởng đặc biệt đến các tế bào T. Những tế bào T này thường giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chống lại vi trùng xâm nhập.
Ung thư hạch không Hodgkin có thể sẽ được chia thành hai nhóm: u lympho không Hodgkin tế bào B và u lympho tế bào T. U lympho tế bào T có nhiều dạng. Điều trị và triển vọng chung sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ tiến triển của bệnh khi chẩn đoán. Một loại u lympho tế bào T chính là u lympho tế bào T ở da. U lympho tế bào T ở da chủ yếu làm ảnh hưởng đến da, nhưng cũng có thể liên quan đến các hạch bạch huyết, máu và các cơ quan nội tạng.
Ở dạng phổ biến nhất của nó (Mycosis Fungoides), trong giai đoạn đầu, bệnh được phát hiện bởi các khối u dạng sáp và mờ dần, các tổn thương và mảng thể hiện sự di chuyển của các tế bào T ác tính đến da. Bệnh nặng hơn (được gọi là Hội chứng Sézary) được phát hiện từ bệnh toàn thân hơn và có tỷ lệ sống sót thấp hơn. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu giúp giảm triệu chứng và có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Mặc dù không có liệu pháp điều trị đầu tiên được FDA chấp thuận, nhưng vẫn có những phương pháp điều trị ngoài nhãn hiệu cũng như một số liệu pháp dành cho điều trị hàng đầu và bệnh nặng. CTCL thường là một bệnh mãn tính, cần được chú ý suốt đời. Do đó, các lựa chọn điều trị phải được quản lý cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ, bao gồm cả những nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh ung thư nghiêm trọng hơn như u ác tính.
CTCL bao gồm một số bệnh ung thư tế bào T khác nhau và đại diện cho khoảng 6% trong số gần 700.000 ung thư hạch không Hodgkin ở Hoa Kỳ
Ung thư CTCL thường không diễn biến theo thời gian, có nghĩa là chúng lây lan chậm và thường không nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh
CTCL phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ và thường xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Vì bệnh có diễn tiến chậm và chẩn đoán đôi khi khó khăn nên có thể có nhiều người sống chung với CTCL hơn ước tính hiện tại
2. Các triệu chứng của ung thư tế bào T ở da
Các triệu chứng của CTCL sẽ gồm: da phẳng, có vảy, các mảng da dày, nổi lên bề mặt, các khối u có thể hoặc không phát triển thành vết loét, ngứa và biểu hiện này thường được chẩn đoán là loại nấm Mycosis Fungoides phụ. Các tổn thương thường xảy ra ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có thể có vảy và / hoặc ngứa. Nó có thể khó điều trị và có thể tồn tại trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Bệnh có thể tiến triển thành các khối u trên da và có thể di căn đến các hạch bạch huyết, gan, lá lách, phổi hoặc máu. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với Mycosis Fungoides là khoảng 88%.
Hội chứng Sézary là một bệnh ung thư hạch mạnh hơn, nơi các tế bào ác tính nằm trong da, máu và các hạch bạch huyết. Các triệu chứng của hội chứng Sézary bao gồm: phát ban đỏ, ngứa bao phủ phần lớn cơ thể và có thể cả mí mắt, những thay đổi đối với móng tay và tóc và các hạch bạch huyết sưng to, phù nề hoặc sưng. Tiến triển của bệnh có thể liên quan đến các cơ quan khác và bệnh nhân mắc Hội chứng Sézary thường có hệ miễn dịch suy yếu và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với Hội chứng Sézary là khoảng 24%.
Các triệu chứng khác của u lympho tế bào T
- Chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng
- Nhiễm trùng tái phát
- Sốt hoặc ớn lạnh không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Đau bụng dai dẳng ở phía bên trái do lách sưng to
- Bụng đầy chướng
- Đi tiểu thường xuyên
- Táo bón
3. Chẩn đoán ung thư tế bào T ở da (CTCL)
- Sinh thiết da
- Xét nghiệm máu ngoại vi và đo dòng chảy tế bào T để lưu hành các tế bào T ác tính (tế bào Sézary)
- Đối với phân giai đoạn, sinh thiết hạch bạch huyết và CT ngực, bụng và xương chậu hoặc FDG-PET
Chẩn đoán này dựa trên kết quả sinh thiết da, tuy nhiên hình ảnh mô bệnh học có thể không rõ ràng ở giai đoạn sớm do có ít tế bào lympho. Các tế bào ác tính là tế bào lympho T trưởng thành (T4+, T11+, T12+) đã làm mất các dấu hiệu tế bào T phổ biến như CD7.
Các vi xử lý Pautrier đặc trưng sẽ có trong lớp biểu bì trên các mẫu sinh thiết đục lỗ da. Trong một số trường hợp thì có giai đoạn biểu hiện bệnh bạch cầu được gọi là hội chứng Sézary- được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tế bào lympho T ác tính có nhân ngoằn ngoèo ở máu ngoại vi. Chúng cũng có thể được phát hiện trên tiêu bản nhuộm Wright hoặc bằng phương pháp đo dòng chảy tế bào.
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u lympho tế bào T
- Tuổi tác: hầu hết các u lympho xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên, nhưng một số loại có nhiều khả năng ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên.
- Giới tính: một số loại bệnh có khả năng xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn, những loại khác có nhiều khả năng ảnh hưởng ở nam giới hơn.
- Chủng tộc và địa điểm: Bệnh phổ biến hơn ở các nước phát triển
- Hóa chất và bức xạ: bức xạ hạt nhân và một số hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp có liên quan đến u lympho không Hodgkin.
- Suy giảm miễn dịch: người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Điều này có thể là do nhiễm HIV/AIDS, các thuốc được kê toa sau cấy ghép nội tạng.
- Bệnh tự miễn dịch: hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào của cơ thể, ví dụ như viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac.
- Nhiễm trùng: một số bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn biến đổi các tế bào lympho làm tăng nguy cơ mắc bệnh, như virus Epstein-Barr (EBV) gây ra bệnh sốt các tuyến.
- Cấy ghép vú: có thể gây ra tình trạng u lympho tế bào lớn tự ghép trong mô vú.
- Trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống: béo phì liên quan đến sự phát triển của ung thư hạch, mặc dù cần nghiên cứu thêm để xác nhận sự liên kết.
5. Ung thư tế bào T ở da (CTCL) điều trị như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị cho những người bị u lympho tế bào T ở da. Hầu hết trường hợp nhận được phương pháp điều trị kết hợp tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh.
Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Kem bôi da và thuốc mỡ. Thuốc có thể được áp dụng cho làn da của bạn dưới dạng kem, gel và thuốc mỡ. Corticosteroid có thể giúp kiểm soát đỏ da và ngứa. Hóa trị có thể được sử dụng để tấn công các tế bào ung thư.
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu). Quang trị liệu liên quan đến việc phơi da dưới các bước sóng ánh sáng, chẳng hạn như tia UVB hoặc UVA. Quang trị liệu đôi khi được thực hiện sau khi sử dụng một loại thuốc làm cho các tế bào da nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Xạ trị. Xạ trị sử dụng chùm năng lượng để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu bệnh chỉ biểu hiện ở một vùng của da, liệu pháp xạ trị tiêu chuẩn bằng tia X có thể được khuyến cáo thực hiện. Đối với những người có nhiều vùng bị ảnh hưởng, xạ trị có thể được thực hiện bằng chùm tia điện tử. Liệu pháp này nhắm vào da và không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Thuốc. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm các thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch, như steroid và interferon. Thuốc hóa trị tấn công các tế bào đang phát triển nhanh chóng, bao gồm cả tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm mục trúng đích tấn công các tế bào đặc biệt dễ bị tổn thương.
Các phương pháp điều trị khác:
Tiếp xúc với các tế bào máu với ánh sáng. Một thủ thuật được gọi là ngoại bào quang. Bao gồm dùng một loại thuốc làm cho các tế bào của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Sau đó, máu của bạn được lọc qua một máy, sau đó được phơi dưới ánh sáng cực tím trước khi đưa máu trở lại cơ thể.
Cấy ghép tủy xương. Ghép tủy xương, còn được gọi là ghép tế bào gốc. Là một thủ thuật để thay thế tủy xương bị bệnh của bạn bằng tủy xương khỏe mạnh từ một người hiến tặng phù. Trong quá trình cấy ghép, bạn sẽ nhận được các loại thuốc để ức chế tủy xương bị bệnh. Sau đó, các tế bào cho khỏe mạnh được truyền vào cơ thể của bạn. Chúng sẽ di chuyển đến xương của bạn và bắt đầu xây dựng, hình thành lại tủy xương.
U lympho tế bào T ở da là loại ung thư loại tế bào trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: soligenix.com, mayoclinic.org