Truyền máu khối lượng lớn trong cấp cứu

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Truyền máu khối lượng lớn trong cấp cứu để cứu sống bệnh nhân trong nguy kịch do các nguyên nhân gây nên chảy máu nặng như: Đa chấn thương, vỡ phình động mạch chủ, băng huyết sau sinh..., nhưng truyền máu khối lượng lớn cũng đem đến rất nhiều nguy cơ và các biến chứng do chính nó gây ra.

1. Khi nào cần truyền máu khối lượng lớn?

  • Tốc độ mất máu ≥150mL/phút
  • 50% thể tích máu bị thay thế trong vòng 3 giờ
  • Truyền lớn hơn 4 đơn vị hồng cầu trong vòng 1 giờ và cần truyền tiếp tục
  • 1 thể tích cơ thể bị thay thế trong hơn 24 giờ hoặc 10 đơn vị hồng cầu trong 24 giờ

2. Các nguyên nhân truyền máu khối lượng lớn


Hầu hết các trường hợp đa chấn thương đều cần được truyền máu khối lượng lớn
Hầu hết các trường hợp đa chấn thương đều cần được truyền máu khối lượng lớn

3. Các vấn đề liên quan đến truyền máu khối lượng lớn

Truyền máu khối lượng lớn giúp khôi phục lại lượng máu mất giúp cứu sống bệnh nhân nhưng cũng gây rất nhiều các bất lợi khác khi truyền máu lượng lớn.

3.1 Chọn máu

Đây là bước rất quan trọng

  • Lựa chọn nhóm máu phù hợp với hệ nhóm máu ABORh. Ví dụ: Bệnh nhân nhóm máu O+ nên được truyền hồng cầu lắng cùng nhóm O+. Nhất là chọn túi máu mới trong vòng 12-24h sau khi hiến hoặc máu dự trữ không quá 5 ngày.
  • Ngoài việc truyền hồng cầu lắng, bệnh nhân cần phải được truyền huyết tương tươi đông lạnh (bổ sung các yếu tố đông cầm máu), truyền tiểu cầu để bổ sung lượng tiểu cầu trong cơ thể bị mất do chảy máu nặng.

3.2 Các nguy cơ có thể gặp trong truyền máu khối lượng lớn

Rối loạn chuyển hóa

  • Tăng Kali máu: Thường hay gặp trong những bệnh nhân suy thận cấp/ mãn, trẻ em là 2 đối tượng rất dễ tăng Kali máu do truyền máu khối lượng lớn. Tăng Kali máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngừng tim, phải điều trị bằng cách lọc máu (lọc thận).
  • Ngộ độc Citrat (chất chống đông trong lưu trữ máu): Biểu hiện bằng tê môi, co rút tay chân, co giật, rối loạn nhịp tim, chảy máu nặng nề hơn.
  • Hạ Canci máu.

Hạ thân nhiệt

Nhiệt độ cơ thể có thể bị hạ xuống dưới 36°C do các túi máu phải dự trữ lạnh, khi truyền nhanh, nhiều có thể làm giảm thân nhiệt gây nên các bất lợi do hạ thân nhiệt gây nên như: lạnh run, co giật, rối loạn chức năng đông máu...

Rối loạn đông cầm máu

  • Giảm tiểu cầu
  • Rối loạn đông máu huyết tương
  • Đông máu nội mạch lan tỏa: Là biến chứng nặng nề khi truyền máu khối lượng lớn do mất máu quá nhiều, sốc mất máu trong thời gian dài và truyền một khối lượng máu lớn

Giảm tiểu cầu là nguy cơ có thể gặp trong truyền máu khối lượng lướn
Giảm tiểu cầu là nguy cơ có thể gặp trong truyền máu khối lượng lướn

4. Thực hiện truyền máu khối lượng lớn

Bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ huyết học ngân hàng máu cùng phải bàn bạc để trả lời các câu hỏi sau:

  • Có cần truyền máu khối lượng lớn hay không do: Số mất máu, đa chấn thương, băng huyết sau sinh...., lượng máu mất bao nhiêu, các nguy cơ hiện có.
  • Biện pháp để làm ngưng chảy máu: Mổ cấp cứu cầm máu trong đa chấn thương, mổ cấp cứu trong phình vỡ động mạch chủ bụng....
  • Số lượng chế phẩm máu cần truyền, tốc độ truyền, các nguy cơ có thể xảy ra.
  • Chọn máu để truyền: Đảm bảo tối ưu về phù hợp nhóm máu hệ ABORh, thực hiện các xét nghiệm hòa hợp trên từng đơn vị máu.

Do đó hạn chế tối đa các biến chứng có thể gặp giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân khi gặp các biến cố cần phải truyền máu khối lượng lớn trong cấp cứu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe