Truyền dịch, bù dịch cho bệnh nhân chấn thương

Những vấn đề liên quan chủ yếu đến sốc mất máu và sốc giảm thể tích trong chấn thương là truyền dịch và bù dịch. Quá trình bù dịch cần thực hiện nhanh chóng bởi thao tác này không thể thay thế cho việc kiểm soát tình trạng chảy máu một cách hoàn toàn. Ngoài ra bù dịch cho bệnh nhân chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

1. Dịch tễ học sốc chấn thương

  • Theo một số thống kê thì có khoảng 5% bệnh nhân bị sốc chấn thương nặng phải vào khoa cấp cứu. Nguyên nhân là do chảy máu nhưng lại tưởng chảy máu thông thường cho đến khi sáng tỏ rõ ràng được nguyên nhân gây sốc.
  • Sốc chiếm khoảng 20 đến 40% tỷ lệ tử vong chung trong chấn thương.

Một số nguyên nhân khác trong sốc chấn thương là: sốc tim, sốc thần kinh hoặc do đáp ứng viêm hệ thống sâu sắc sau khi chấn thương dẫn đến những tổn thương lớn hơn.


Sốc tim là một trong số những nguyên nhân dẫn tới sốc chấn thương
Sốc tim là một trong số những nguyên nhân dẫn tới sốc chấn thương

2. Chẩn đoán sốc và theo dõi bù dịch

Sốc được định nghĩa là tình trạng tưới máu mô không đủ do hiện tượng mất cân bằng giữa cung - cầu oxy của mô.

Căn cứ vào mức độ nặng của sốc mà các tạng khác nhau bị ảnh hưởng và nên các triệu chứng khác nhau. Chỉ những trường hợp nặng mới có các triệu chứng liên quan rõ rệt đến tim và não.

Có nhiều đáp ứng tim mạch, thần kinh, nội tiết, khác nhau như nhịp đập nhanh, co mạch sau chấn thương gây sốc ban đầu. Tình trạng tổn thương này do cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp thông qua một trong những đáp ứng bù trừ không được điều trị.

Tụt huyết ápnhịp tim nhanh không được sử dụng để chẩn đoán sốc bởi các thông số này không có độ nhạy cao. Có đến 25% bệnh nhân sốc mà huyết áp và nhịp tim vẫn bình thường. Khi bệnh nhân có biểu hiện nhịp tim nhanhhuyết áp tụt nguyên nhân có thể do kết quả của bệnh rối loạn hệ thống tuần hoàn sâu sắc.

Sử dụng catheter động mạch phổi có thể có những lợi ích cho những bệnh nhân lớn tuổi tổn thương nặng, tuy nhiên cần nghiên cứu và đánh giá nhiều hơn nữa mới đưa ra được kết luận chính xác. Trong nhóm những bệnh nhân bị sốc chấn thương không phân loại, không thấy cải thiện tỷ lệ tử vong khi dùng catheter động mạch phổi để đạt được điểm cắt hồi sức thích hợp.

3. Điều trị tụt huyết áp (huyết áp thấp trong phạm vi chấp nhận được)

  • Hồi phục huyết áp thấp đề cập tới khái niệm bù dịch hạn chế tới mức độ tối thiểu để duy trì chức năng tạng, quá trình này diễn ra đến khi giải quyết được nguyên nhân cơ bản gây nên tụt huyết áp (thông thường do chảy máu). Mục tiêu của điều trị nhằm tránh tình trạng suy sụp huyết động hoàn toàn hơn là đạt được mức huyết áp động mạch bình thường.
  • Trong rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm trên cơ thể động vật thì việc hạn chế bù dịch nhằm mục đích giảm huyết áp động mạch là hoàn toàn có lợi. Các nghiên cứu trên người cũng ủng hộ việc bù dịch trì hoãn trên bệnh nhân bị chấn thương cơ thể sâu sắc (khuyến cáo mức 1).
  • Giảm huyết áp mục tiêu và số lượng dịch truyền trong quá trình hồi sức giúp giảm tỷ lệ ở những hội chứng như: suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), khoang bụng, mất máu và cải thiện những phản ứng gây tình trạng viêm.
  • Đích huyết áp mục tiêu thấp trong quá trình hồi sức được quan tâm nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng chúng chưa được chứng minh hiệu quả hơn cho tất cả những cơ chế chấn thương.

Hồi phục huyết áp thấp đề cập tới khái niệm bù dịch hạn chế tới mức độ tối thiểu để duy trì chức năng tạng
Hồi phục huyết áp thấp đề cập tới khái niệm bù dịch hạn chế tới mức độ tối thiểu để duy trì chức năng tạng

3. Lựa chọn dịch truyền

3.1. Truyền dịch tinh thể

  • Hồi sinh chấn thương nâng cao thì khuyến cáo là nên bù dịch tinh thể đầu tiên.
  • Ưu tiên dung dịch Ringer lactated dùng cho bệnh nhân chấn thương do nguy cơ toan chuyển hóa bởi lượng Clo tăng so với dung dịch muối thông thường.
  • Chỉ định truyền dịch tinh thể khối lượng lớn có thể gây hại như trong một số trường hợp như: hòa loãng yếu tố đông máu, ARDS (suy hô hấp cấp tiến triển) và tăng áp lực ổ bụng.
  • Bù dịch quá mức và không hợp lý có thể góp phần tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.
  • Nên coi dịch tinh thể như bất kỳ loại thuốc nào, đều có chỉ định, tác dụng phụ, tác dụng có hại và các chống chỉ định cần tuân thủ.

3.2. Dịch muối ưu trương

  • Đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng dịch muối ưu trương có nồng độ 3 đến 7,5% ở những bệnh nhân chấn thương cần bù dịch. Tuy nhiên không có bằng chứng nào thuyết phục việc ủng hộ sử dụng thường quy dung dịch muối ưu trương.
  • Lợi ích xét trên lý thuyết của muối ưu trương là ổn định lượng dịch từ tế bào vào trong lòng mạch. Cùng với đó là khoảng kẽ mà không làm tăng đáng kể tổng thể tích lượng nước trong toàn bộ cơ thể.
  • Do dịch muối ưu trương tái phân bố vào khoang thứ ba với tỷ lệ khá chậm có thể bù lượng dịch nhỏ hơn.
  • Ngoại trừ việc sử dụng dịch muối ưu trương thường quy, thì việc truyền dịch muối ưu trương cũng là biện pháp hiệu quả để kiểm soát áp lực nội sọ ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não (do nồng độ muối NaCl lớn hơn nhiều 23,4%).

3.3. Dịch keo

  • Dịch keo là dịch có chứa protein, chúng được phép tồn tại trong lòng mạch và tạo ra một áp lực thẩm thấu keo giúp cho quá trình chuyển dịch từ tế bào vào bên trong lòng mạch.
  • Các dịch keo có thể cải thiện tình trạng tưới máu vi mạch nhưng lại có giá thành đắt hơn dịch tinh thể và có liên quan đến nhiều tác dụng miễn dịch gây hại.
  • Dịch keo nhân tạo sử dụng với liều cao có dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu.
  • Dịch keo Dextran có liên quan tới một số trường hợp sốc phản vệ gây nên tử vong hoặc các bệnh như phù phổi, rối loạn chức năng tiểu cầu và tổn thương đến thận.

3.4. Máu và những sản phẩm từ máu

  • Các sản phẩm từ máu được thay thế dịch tinh thể trong trường hợp bù dịch sớm ở bệnh nhân chảy máu.
  • Các sản phẩm từ máu còn có thể tái lập hệ thống đông máu ở bệnh nhân đang chảy máu. Tuy nhiên, một số điểm hạn chế của phương pháp này bao gồm: giá thành cao, nguy cơ phản ứng truyền máu và truyền nhiễm những mầm bệnh có trong máu.
  • Khối hồng cầu là sản phẩm thường truyền đầu tiên, sẵn có nhanh nhất là truyền khối hồng cầu nhóm O cho bệnh nhân chảy máu tới khi có các đơn vị máu thích hợp.
  • Truyền máu có khối lượng từ 10 đơn vị hồng cầu khối trở lên trong dưới 24 giờ thì được gọi là truyền máu khối lượng lớn. Quy trình này rất phổ biến ở các trung tâm chấn thương với mục đích phối hợp cung cấp các sản phẩm từ máu cho bệnh nhân cần truyền với khối lượng lớn. Để kịp thời và thuận lợi trong liên lạc giữa đội ngũ hồi sức hoặc đội chấn thương với ngân hàng máu.
  • Khuyến cáo sử dụng huyết tương tươi đông lạnh trong giai đoạn sớm để bù đắp các yếu tố gây nên tình trạng đông máu cho những bệnh nhân bị thiếu máu. Khi dự đoán trước phải truyền máu khối lượng lớn thì nên truyền theo tỷ lệ 1:1 đến 1:2 (tỷ lệ FFP:PRBC). Mục đích của việc pha tỷ lệ là để tránh hòa loãng yếu tố đông máu và cải thiện tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân.
  • Quá trình truyền máu khối lượng lớn cần phải theo dõi các thông số quan trọng như : HCT, INR, đếm tiểu cầu, fibrinogen và aPTT.

Truyền dịch, bù dịch cho bệnh nhân chấn thương là khâu quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe