Chất béo trung tính cao là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cho nên chúng ta cần kiểm soát tốt yếu tố này, chế độ ăn uống phù hợp là điều quan trọng để ổn định hàm lượng chất này trong máu.
1. Chất béo trung tính là gì?
Chất béo trung tính hay gọi là triglycerid là một hợp chất được tạo ra từ glycerol và 3 acid béo, chất béo này có trong mỡ động vật và dầu thực vật.
Sau khi chất béo trung tính vào cơ thể và được cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được sử dụng dưới dạng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nhưng nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến cơ thể bị tăng mỡ máu và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ xơ vữa trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thừa cân béo phì... Do đó, mỗi người nên có một chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng thừa chất béo trung tính.
2. Những thực phẩm nên tránh khi triglyceride tăng
Chính vì tình trạng triglycerides cao làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch hơn so với người bình thường, cho nên bạn cần tránh một số thức ăn làm triglyceride tăng để hạn chế việc khó kiểm soát chất này trong máu. Một số thực phẩm nên tránh bao gồm:
2.1. Loại rau củ có chứa tinh bột
Một số loại rau tốt hơn những loại rau khác khi bạn đang muốn kiểm soát lượng chất béo trung tính của mình. Hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột như ngô, đậu Hà Lan... vì cơ thể sẽ chuyển lượng tinh bột thừa thành chất béo trung tính. Có rất nhiều lựa chọn khác phù hợp hơn để thay thế như súp lơ, cải xoăn và nấm...
2.2.Món đậu tẩm đường
Đậu có chất xơ và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể. Nhưng nếu được tẩm với đường thì bạn có thể cung cấp quá nhiều đường cho cơ thể và năng lượng dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ. Bạn nên chuyển sang các loại đậu nguyên hạt, không tẩm thêm gia vị để giúp cơ thể nhận nguồn chất dinh dưỡng tốt.
2.3. Không nên sử dụng quá nhiều của một điều tốt
Trái cây rất tốt cho cơ thể, điều này chắc hẳn ai cũng biết, bởi nó cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Nhưng khi bạn có chất béo trung tính cao, bạn có thể cần phải hạn chế ăn trái cây mỗi ngày. Bởi vì khi ăn quá nhiều trái cây bạn sẽ nhận được quá nhiều đường tự nhiên có trong trái cây. Nếu bạn đang ăn trái cây sấy khô, hãy nhớ rằng khẩu phần nhỏ hơn nhiều so với trái cây tươi.
2.4. Rượu
Khi sử dụng quá nhiều rượu có thể làm tăng mức chất béo trung tính. Đó là bởi vì đường là một phần tự nhiên của rượu, cho dù đó là rượu hay bia đều có đường. Quá nhiều đường, từ bất kỳ nguồn nào đều có thể là một vấn đề làm tăng triglycerid.
2.5. Cá đóng trong hộp có chứa dầu
Cá rất tốt cho tim mạch vì nó có chứa hàm lượng chất béo không bão hoà cao. Nhưng khi bạn mua cá đóng hộp, hãy kiểm tra nhãn để xem nó có chứa dầu hay không, vì nếu trong dầu sẽ làm cho cơ thể cung cấp một lượng chất béo không cần thiết. Tốt hơn hết bạn nên mua cá đóng hộp được đóng gói trong nước.
2.6. Dừa
Dừa là một loại trái cây được ứng dụng và sử dụng rất rộng rãi. Nó có thể được dùng để làm nước cốt dừa, uống nước dừa, dừa bào sợi, dầu dừa... Một số người nói rằng dừa có lợi cho sức khỏe, nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, vì vậy bạn nên lưu ý khi dùng nếu lượng triglycerid tăng.
2.7. Thực phẩm giàu tinh bột
Ăn quá nhiều mì ống, khoai tây hoặc ngũ cốc thì cơ thể bạn có thể biến tinh bột trong các loại trên thành chất béo trung tính. Bạn vẫn có thể sử dụng chúng, nhưng phải ở trong khẩu phần, giới hạn phù hợp tùy theo cân nặng, mức độ hoạt động của bạn.
2.8. Đồ uống có đường
Rất nhiều đường mà chúng ta nhận được có thể đến từ nước uống. Cho dù bạn uống trà đá, soda thông thường, nước ép trái cây hay một thức uống cà phê có siro thì cũng được coi là đang nhận nhiều nước vị ngọt hơn mức nhu cầu. Cơ thể có thể biến một số đường dư thừa thành chất béo trung tính. Vì vậy, nên cắt giảm cả đồ uống có đường để hạn chế gia tăng chất béo trung tính.
2.9. Si rô mật ong hoặc các loại siro khác
Bạn có thể nghĩ mật ong và các loại siro khác tốt cho sức khỏe nhưng thực tế thì nó vẫn là một nguồn cung cấp đường cho cơ thể, mà lượng đường có trong các loại siro thường khá lớn. Do đó, giảm bớt việc dùng siro có thêm đường khi không thực sự cần thiết là biện pháp giảm chất béo trung tính.
2.10. Đồ nướng
Do chất béo trung tính cao trong các món nướng, vì thế bạn nên hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của mình. Hạn chế ăn bánh ngọt nướng từ bơ, các loại thịt nướng nhiều dầu mỡ.
2.11.Thịt giàu chất béo
Tuy chúng ta không cần phải từ bỏ thịt hoàn toàn. Nhưng hãy cân nhắc chọn những loại thịt phù hợp, hạn chế thịt nhiều chất béo. Ngoài ra, tránh tất cả các loại thịt đã qua chế biến, bao gồm thịt xông khói, xúc xích và giăm bông, vì những loại thịt này được cho là có thể gây ra vấn đề liên quan bệnh tim và tiểu đường.
2.12.Bơ hoặc mỡ động vật
Bơ hay mỡ từ động vật có chứa nhiều chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hóa. Cho nên, bạn cần hạn chế các loại bơ, mỡ động vật. Có thể thay thế bằng các loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo không bão hoà như dầu ô liu, dầu cải, dầu hạt lanh...
Hi vọng, thông qua bài viết bạn đã biết triglycerides cao nên kiêng gì? Khi chất béo trung tính cao thì bạn nên hạn chế các loại thức ăn chứa chất béo bão hoà. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm các loại thức ăn từ tinh bột và đường sẽ rất hiệu quả trong việc giảm chất béo bão hoà.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com