Triệu chứng suy thận ở nam giới

Triệu chứng suy thận ở nam giới cùng những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu đang ngày càng được chú ý bởi suy thận được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng gia tăng ở nam giới trong thời gian gần đây. Theo các nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhận định rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn so với nữ giới..

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Triệu chứng suy thận ở nam giới

Những triệu chứng suy thận ở nam thường khó nhận biết do chúng diễn biến âm thầm. Nam giới có thể nhận thấy mình có dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu qua một số triệu chứng sau:

  • Rùng mình, chi lạnh: Người bệnh thường cảm thấy sợ lạnh và gió thổi, chi lạnh từ các ngón tay, ngón chân lan ra đến các khớp như đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác lạnh cóng này đi kèm với các triệu chứng khác của suy thận như đau mỏi lưng, đầu gối, mệt mỏi, thở yếu và nhạt miệng.
  • Quan hệ tình dục quá độ: Quan hệ tình dục thường xuyên và quá mức có thể là nguyên nhân khiến chức năng thận suy giảm.  
Cần nhận biết sớm các triệu chứng suy thận ở nam giới để có thể nhanh chóng điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn đầu.
Cần nhận biết sớm các triệu chứng suy thận ở nam giới để có thể nhanh chóng điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn đầu.

Theo quan điểm của Đông y, thận là nơi chứa tinh, thận tinh hoá có nhiệm vụ tạo thận âm và thận dương, hai yếu tố quan trọng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương hỗ trợ nhau trong việc duy trì cân bằng sinh lý cơ thể. Khi thận âm hoặc thận dương bị suy yếu, không duy trì được sự cân bằng, nam giới có thể gặp phải các vấn đề sinh lý như xuất tinh sớm, liệt dương và các rối loạn về tinh dịch.

  • Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng: Thận có vai trò quan trọng trong hệ thống các cơ quan nội tạng, giúp bổ dưỡng và làm ấm lục phủ ngũ tạng. Thận sẽ bị ảnh hưởng xấu khi các bộ khác của cơ thể bị bệnh lâu ngày. Triệu chứng thận hư thường đi kèm với các căn bệnh mãn tính như viêm gan, bệnh mạch vành, hen suyễn,...
  • Hen suyễn và khó thở: Thận có chức năng quan trọng trong việc nạp khí. Khi thận yếu không thể duy trì chức năng này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc thở, thở khò khè, hít vào ít, thở ra nhiều khiến người bệnh khó thở.
  • Tiểu đêm thất thường: Thông thường, số lần đi tiểu vào ban đêm là 2 hoặc tổng lượng nước tiểu không vượt quá mức 1/4 so với cả ngày. Việc đi tiểu nhiều vào ban đêm hơn ban ngày, đặc biệt nếu người bệnh đi tiểu mỗi giờ một lần vào ban đêm, là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Tình trạng này gây bất tiện lớn cho sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Đau lưng: Biểu hiện của đau lưng khá đa dạng, đau lưng nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người đau lưng nặng sẽ gặp tình trạng đau nhức bàn chân, gót chân,... Đau lưng do thận có thể được chia làm 2 kiểu: Đau do nội thương và đau do lao lực. Thận bị nội thương là tình trạng ở người có thể chất yếu bẩm sinh, người mắc bệnh lâu ngày hoặc do mệt mỏi kéo dài gây ra. Trong khi đó, lao lực sinh bệnh thường do mang vác nặng, làm những công việc nặng nhọc trong một thời gian dài, ngồi lâu hoặc giữ cố định một tư thế sẽ làm tổn thương thận khí khiến thận tinh không đủ.
  • Ù tai, chóng mặt: Hoa mắt, chóng mặt đi kèm với cảm giác ù tai là những triệu chứng suy thận ở nam. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thính giác, dẫn đến điếc tai.
  • Táo bón: Táo bón là một trong những triệu chứng suy thận ở nam. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc đại tiện mà còn có thể gây ra bệnh trĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân là do sự dẫn truyền của đường ruột cần thông qua sự kích thích của thận khí mới có thể phát huy tác dụng. Khi suy yếu, thận không thể hỗ trợ đường ruột hoạt động một cách hiệu quả.
  • Phù: Suy giảm chức năng của thận trong việc loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể thường khiến chân và cổ tay bị sưng phù, làm giảm khả năng vận động và gây khó chịu cho người bệnh. 
Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng là triệu chứng suy thận ở nam giới đồng thời cũng là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.
Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng là triệu chứng suy thận ở nam giới đồng thời cũng là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.

2. Nguyên nhân chính gây bệnh suy thận

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm: Chế độ ăn uống có hàm lượng đạm cao trong thời gian dài có thể khiến thận làm việc quá tải, từ đó dẫn tới suy giảm chức năng của thận.
  • Thực phẩm giàu Purine: Các loại canh hầm thịt giàu Purine có thể làm tăng nguy cơ suy thận và thậm chí gây ra đột quỵ do ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Nhịn tiểu và thiếu nước: Nhịn tiểu tạo áp lực cho bàng quang, gây ra tình trạng ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, dẫn đến viêm bể thận và suy thận. Uống không đủ nước khiến cho nồng độ các chất cặn bã và độc tố trong nước tiểu tăng cao, ảnh hưởng xấu tới thận.
  • Ăn mặn: Việc tiêu thụ thực phẩm mặn khiến cơ thể khó khăn trong việc bài tiết nước, từ đó gia tăng gánh nặng cho thận và làm suy giảm chức năng của thận.
  • Sử dụng thuốc tây không hợp lý: Việc dùng thuốc quá liều hoặc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây tổn hại cho thận do quá trình lọc và thải chất qua thận, dẫn đến suy thận.
  • Độ tuổi: Chức năng thận có xu hướng suy giảm theo tuổi tác. Khi tuổi càng cao, thận càng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và dễ phát triển thành suy thận.

3. Bệnh suy thận có chữa khỏi được không?

Việc phát hiện sớm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, kết hợp với việc áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, có thể giúp kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị suy thận thường tập trung vào việc bảo tồn chức năng thận còn lại và cải thiện các triệu chứng. Trong giai đoạn cuối của bệnh, các phương pháp can thiệp như chạy thận nhân tạo và cấy ghép thận có thể được cân nhắc nhằm kéo dài cuộc sống cho người bệnh. 

Khi xuất hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thì bệnh có thể có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người.
Khi xuất hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu thì bệnh có thể có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người.

4. Các phương pháp điều trị bệnh suy thận

  • Tuân thủ chế độ ăn dành cho người suy thận: Người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng cần hạn chế lượng đạm và muối để giảm gánh nặng cho thận.
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Việc điều trị tập trung vào nguyên nhân gây ra suy thận là rất quan trọng. Một số trường hợp suy thận có thể được cải thiện khi điều trị nguyên nhân kịp thời. Tuy nhiên, tổn thương thận vẫn có thể tiếp tục tiến triển ngay cả khi nguyên nhân đã được kiểm soát.
  • Điều trị suy thận mạn: Vì suy thận mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Điều trị suy thận giai đoạn cuối: Khi chức năng thận giảm xuống dưới 50%, các phương pháp như thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo và ghép thận có thể được áp dụng. Người bệnh ghép thận cần uống thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để ngăn ngừa phản ứng thải trừ khi ghép thận.

Người bệnh khi nhận thấy các triệu chứng suy thận ở nam hay dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp và kịp thời, nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe