Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa và có thế mạnh trong việc khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em.

Thông thường, trẻ sơ sinh cần được ngủ ít nhất 16 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ thường là những giấc ngủ ngắn 3-4 giờ xen kẽ với những bữa bú. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn vì vậy trẻ phải dậy để nạp thêm năng lượng.

Trong thời gian sau sinh mẹ không nên để cho trẻ sơ sinh ngủ quá lâu mà không cho ăn. Sau khoảng 3-4 giờ mẹ có thể chủ động đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng với các trường hợp trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều nếu trẻ vẫn ăn ngoan, ăn ngủ bình thường. Nên cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ.

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh thường ngủ từ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài 2-3 giờ và không tuân theo một quy luật nào, trẻ ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm.

Giấc ngủ đối với trẻ em là rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Khi trẻ ngủ cũng là lúc trẻ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày và sản xuất hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp.


Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh thường ngủ từ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày
Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh thường ngủ từ 18-20 giờ vào bất cứ lúc nào trong ngày

Trừ khi có những triệu chứng khác thường, trẻ nhiều khi ngủ nhiều hơn bình thường mà không có lý do đáng ngại nào. Một số lý do phổ biến của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:

  • Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng và phát triển nhảy vọt
  • Trẻ bị ốm nhẹ (cảm lạnh)
  • Trẻ vừa tiêm chủng
  • Trẻ trước đó không được ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến trẻ khó thở
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no
  • Trong một số trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và trẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ đủ tháng.

Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?

Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều?

Việc nguy hiểm nhất khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều là trẻ không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ ngủ quá nhiều, mẹ nên đánh thức trẻ cách 2-3 giờ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú. Trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi không nên để trẻ nhịn lâu hơn 4-5 giờ mà không cho ăn.


Mẹ nên đánh thức trẻ cách 2-3 giờ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú
Mẹ nên đánh thức trẻ cách 2-3 giờ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú

Khi đánh thức trẻ dậy, có thể thử vuốt ve má trẻ vì điều này có thể kích thích bản năng của trẻ. Nếu việc vuốt ve không thành công có thể nhẹ nhàng lắc ngón chân trẻ và nhẹ nhàng vuốt từ dưới bàn chân trẻ.

Nhu cầu ăn uống của mỗi trẻ cũng khác nhau vì vậy cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có sự tư vấn về nhu cầu ăn uống và sự phát triển của trẻ.

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều khoảng 1 tháng đầu. Trong trường hợp bé ngủ quá nhiều, chậm tăng cân, hoặc có những biểu hiện bất thường, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám sớm.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe