Trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) điều trị như thế nào?

Virus RSV (virus hợp bào hô hấp) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đường hô hấp (viêm tiểu phế quản, viêm phổi) ở trẻ em. Hiện nay chưa có vaccine hay thuốc đặc hiệu để điều trị nhiễm virus RSV nên việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trẻ tránh được những nguy cơ của bệnh.

I. Chẩn đoán nhiễm virus RSV

Virus RSV sẽ lây lan nhanh trong khoảng thời gian từ cuối thu đến đầu mùa xuân nhưng virus RSV cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm.  

Để chẩn đoán sớm trẻ có nhiễm virus RSV, ba mẹ nên chú ý các triệu chứng của trẻ giống như cảm lạnh. Chẩn đoán trẻ nhiễm virus RSV có thể gồm:

  • Virus RSV có thể được nhận dạng trong nước mũi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp của trẻ bị bệnh bằng cách cấy siêu vi khuẩn. Tuy nhiên, khi thực hiện xét nghiệm RSV cần phải cách ly do virus có nguy cơ lây lan cao.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu để phát hiện có nhiễm virus hoặc vi khuẩn và tìm các bệnh nhiễm trùng
  • Đo nồng độ oxy để kiểm tra lượng oxy trong máu có thấp hơn bình thường không
  • Chụp X-quang phổi để kiểm tra viêm phổi
     
Khi thực hiện xét nghiệm RSV cần phải cách ly do virus có nguy cơ lây lan cao
Khi thực hiện xét nghiệm RSV cần phải cách ly do virus có nguy cơ lây lan cao

II. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nhiễm virus RSV nên mục tiêu điều trị nhiễm virus RSV là điều trị các triệu chứng trong quá trình lây nhiễm và những ảnh hưởng của virus đối với hệ hô hấp.

  • Khó thở: Máy tạo độ ẩm phun sương mát có thể tạo thêm độ ẩm trong phòng của trẻ để giúp làm loãng chất nhầy và giúp trẻ thở dễ hơn. Tránh sử dụng máy phun hơi vì chúng có thể gây bỏng
  • Mất nước: Cho trẻ uống nước, sữa nhiều hơn để bổ sung nước và điện giải đã mất, làm loãng dịch đờm gây bít tắc đường thở. Trong trường hợp trẻ không thể tự uống nước, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch cho trẻ. Các dấu hiệu mất nước bao gồm ít hoặc không có nước tiểu (ít tã ướt hơn), mắt trũng sâu, không có nước mắt, cáu kỉnh và buồn ngủ.
  • Sốt: Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng ibuprofen hoặc acetaminophen, có tác dụng hạ sốt và giúp giảm đau nhức cơ thể. Lưu ý không nên cho trẻ uống aspirin vì nguy cơ biến chứng nghiêm trọng đến hội chứng Reye.
  • Nghẹt mũi: Rửa mũi, hút mũi, nhỏ mũi bằng thuốc giảm xung huyết niêm mạc, giảm tiết dịch mũi để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng theo lứa tuổi qua các bữa ăn hàng ngày.
  • Thực hiện phương pháp điều trị kháng sinh nếu trẻ có dấu hiệu hoặc có bằng chứng bộ nhiễm do vi khuẩn.
  • Nếu tình trạng bệnh ở trẻ trở nên nghiêm trọng, trẻ khó thở nặng, bác sĩ có thể chỉ định hỗ trợ thở oxy bằng dòng chảy cao qua ống mũi, CPAP hoặc đặt nội khí quản, cho trẻ thở máy.
  • Ở trẻ bị viêm tiểu phế quản do RSV, lợi ích của thuốc giãn phế quản, corticosteroid, kháng sinh, khí dung epinephrine, chất ức chế leukotriene còn chưa rõ ràng.
  • Các biện pháp điều trị khác như: khí dung nước muối ưu trương làm loãng đờm, vật lý trị liệu, thuốc kháng virus,… được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Tháng 7/2023, FDA đã phê duyệt một loại thuốc mới, nirsevimab-alip (Beyfortus), dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bước vào mùa RSV đầu tiên. Trẻ em có nguy cơ mắc virus RSV nghiêm trọng có thể tiêm vắc-xin trong mùa RSV thứ hai. Ba mẹ hãy hãy trao đổi với bác sĩ để xem đây có phải là lựa chọn phù hợp với  không.

Nếu trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh RSV nghiêm trọng (sinh rất non hoặc mắc một số bệnh tim và phổi), bác sĩ có thể đề xuất dùng thuốc có tên là palivizumab. Trẻ sẽ được tiêm trước khi bắt đầu mùa RSV và sau đó tiêm khoảng một lần một tháng cho đến cuối mùa xuân. Thời gian có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi sống.
 

III. Phòng tránh nhiễm RSV cho trẻ

Có thể phòng tránh lây nhiễm virus RSV bằng các biện pháp sau:

  • Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh hôn hoặc tiếp xúc gần với trẻ khi không khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với trẻ sinh non được chăm sóc trong bệnh viện khi bị ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nhất là trong mùa dịch RSV.
  • Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và vật dụng trong nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: WebMD

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe