Trẻ mất vị giác ở lưỡi: Nguyên nhân gây chán ăn

Mất vị giác là thường gặp ở trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp và sử dụng thuốc ức chế vị giác. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác sẽ giúp điều trị mất vị giác đạt hiệu quả cao. Trong thời gian chờ vị giác quay trở lại, bạn có thể thực hiện một số mẹo dưới đây để tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.

1. Nguyên nhân nào gây ra mất vị giác ở trẻ nhỏ?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, mất vị giác có thể là triệu chứng của COVID-19. Do đó, nếu trẻ bị mất vị giác ở lưỡi đột ngột, cùng với các biểu hiện khác của COVID-19, hãy liên hệ trung tâm y tế để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.

Một số bệnh lý hoặc tình trạng chấn thương cũng có thể gây mất vị giác ở trẻ nhỏ, trong số đó phổ biến nhất là:

Theo NIDCD, hầu hết những người nghĩ họ có rối loạn vị giác đều thực sự có vấn đề về khứu giác. Nhai thức ăn giúp tạo mùi thơm kích hoạt khứu giác thông qua một kênh liên kết vòm họng với mũi. Nếu kênh này bị chặn, mùi thơm không thể lên mũi, khiến thức ăn có vị nhạt nhẽo, gây mất vị giác khi ăn.

2. Điều trị mất vị giác ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất vị giác ở trẻ nhỏ nên việc xác định chính xác trước khi điều trị là rất quan trọng. Điều này được thực hiện bởi bác sĩ tai mũi họng, người sẽ đánh giá cụ thể tình trạng mất vị giác của trẻ thông qua khám tai, mũi, họng, răng và kiểm tra vị giác.

Nếu nguyên nhân gây mất vị giác là do bệnh tật như nhiễm trùng đường hô hấp thì vị giác sẽ trở lại sau khi khỏi bệnh. Nếu thuốc là lý do khiến vị giác bị mất thì bác sĩ có thể đề nghị chuyển sang loại thuốc điều trị khác.

Trong thời gian chờ vị giác hồi phục trở lại, bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để tạo cảm giác ngon miệng hơn cho trẻ:

  • Chuẩn bị thức ăn có nhiều kết cấu hoặc màu sắc.
  • Tránh các loại thực phẩm kết hợp, chẳng hạn như casseroles, vì không làm nổi bật hương vị riêng biệt.
  • Sử dụng gia vị hoặc thảo mộc thơm, nhưng không thêm đường hoặc muối vào thức ăn.
  • Cải thiện và duy trì việc chăm sóc răng miệng tốt. Lên lịch làm sạch thường xuyên với nha sĩ và áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Điều này nên bao gồm đánh răng 2 lần/ngày và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng khác.

Chuẩn bị thức ăn có nhiều kết cấu hoặc màu sắc hỗ trợ điều trị mất vị giác ở lưỡi ở trẻ
Chuẩn bị thức ăn có nhiều kết cấu hoặc màu sắc hỗ trợ điều trị mất vị giác ở lưỡi ở trẻ

3. Chẩn đoán trẻ mất vị giác

Mất vị giác được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Qua hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ cố gắng tìm các khối u ở miệng hoặc mũi, kiểm tra nhịp thở và dấu hiệu nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng vị giác sẽ quay trở lại sau khi nguyên nhân gây mất vị giác được giải quyết.

Trẻ có thể được hỏi về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, chế độ ăn uống. Bạn nên chuẩn bị trước các câu trả lời sau khi đưa trẻ đi khám:

  • Mất vị giác xuất hiện từ lúc nào?
  • Có triệu chứng nào khác kèm theo?
  • Tình trạng cân nặng của trẻ
  • Có yếu tố nào đáng chú ý kích hoạt tình trạng mất vị giác ở trẻ

Sau khi được hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như:

4. Mất vị giác không được điều trị sẽ gây hậu quả gì?

Nếu mất vị giác là do các vấn đề sức khỏe cấp tính thì nó sẽ tự hồi phục lại sau khi tình trạng bệnh lý được giải quyết. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, mất vị giác có thể cùng các triệu chứng khác sẽ biểu hiện nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Giảm cân
  • Sốt
  • Cáu gắt
  • Cảm giác khó chịu kéo dài

Nếu tình trạng mất vị giác kéo dài và trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và chất điện giải, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, điều quan trọng là phải đưa trẻ đi khám khi tình trạng mất vị giác không thuyên giảm sau một đợt ốm cấp tính hoặc kéo dài hơn một vài tuần.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Nguồn tham khảo: pediatriccare.solutions.aap.org, colgate.com, patient.info, healthline.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe